Nội dung bài viết
Sởi và thủy đậu đều là 2 căn bệnh nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên biểu hiện của hai căn bệnh khá giống nhau nên nhiều phụ huynh khó mà phân biệt được. Vậy làm sao để phân biệt bệnh sởi và thuỷ đậu? Hãy cùng blogmeyeucon đi tìm lời giải các mẹ nhé.
Cách phân biệt bệnh sởi và thủy đậu mà phụ huynh nên biết
Sởi và thủy đậu là các căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Hai căn bệnh này có nhiều dấu hiệu phát bệnh giống nhau nên phụ huynh rất khó nhận biết bệnh của con mình, từ đó dẫn đến việc điều trị sai cách. Chính vì vậy mà các vị phụ huynh nên biết cách phân biệt bệnh sởi và bệnh thủy đậu để có những hướng điều trị đúng cho con mình.
Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh sởi và thủy đậu
Sởi và thủy đậu do các virus gây ra và khi phát bệnh đều gây ra các nốt ban đỏ trên da. Tuy nhiên 2 loại virus này khác nhau nên tính chất của mỗi căn bệnh là khác nhau.
Bệnh sởi: là do virus gây ra và chúng thường lây qua đường hô hấp. Người bị bệnh sởi thường có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp, tiêu chảy… trước khi xuất hiện những nốt ban đỏ. Các nốt đỏ này sẽ mọc dần từ mặt xuống chân tay. Nếu xuất hiện ban đỏ thì trẻ nhỏ sẽ bớt sốt. Tuy nhiên nếu không hạ sốt mà vẫn nổi ban thì đó sẽ là nguyên nhân dẫn tới viêm phổi, viêm não. Vì thế mà phụ huynh cần quan tâm đến bệnh tình của con mình.
Còn bệnh thủy đậu: là căn bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra. Loại virus này sống được vài ngày các bọng nước thủy đậu. Khi bị bệnh, người bệnh thường mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Các vết đỏ này sau một thời gian sẽ vỡ ra và lây truyền virut ra ngoài không khí.
Các nốt ban đỏ ở bệnh sởi và thủy đậu
Khi trẻ bị sởi sẽ xuất hiện các vết phát ban đỏ, đốm trắng nhỏ trên da. Các vết phát đỏ này sẽ xuất hiện ở vùng đầu, sau đó lan rộng xuống toàn thân. Các ban đỏ có thể xuất hiện sau 2 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus và kéo dài tới 7 ngày.
Với trẻ bị sởi, thời kỳ lây truyền của bệnh sẽ là 1-2 ngày trước khi phát ban và 5 ngày sau sẽ xuất hiện các nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày. Các bọc nước, mọc toàn thân, nếu bị nhiễm khuẩn có thể có mủ nên phụ huynh cần lưu ý giữ vệ sinh cho trẻ và đưa trẻ tới bác sĩ để chữa trị.
Khi phát bệnh, các nốt đỏ ở bệnh sởi và thủy đậu đều sẽ gây ra ngứa ngáy. Tuy nhiên, các vết đỏ ở bệnh sởi không chứa mủ nên không gây cảm giác ngứa ngáy như bệnh thủy đậu.
Thời gian bị bệnh sởi và thủy đậu
Thông thường, trẻ bị bệnh thủy đậu sẽ có thời gian bị bệnh ít hơn trẻ bị sởi. Trẻ bị thủy đậu sẽ cảm thấy đau, ngứa và khó chịu bởi các nốt ban đỏ chứa dịch và mủ do virus gây ra. Nếu điều trị các nốt phát ban tốt thì chỉ sau 10 ngày là trẻ sẽ khỏi bệnh.
Tuy nhiên, bệnh sởi lại khác. Trẻ sẽ bị đau đầu và mệt mỏi do virus gây ra, còn các vết đỏ chỉ gây ngứa mà thôi. Vì thế mà thời gian điều trị bệnh sẽ lâu hơn.
Có lẽ chính vì thời gian bị bệnh lâu hơn mà nhiều người lo lắng trẻ bị sởi có bị thủy đậu không. Tất nhiên là có các mẹ nhé bởi tính chất của 2 căn bệnh là khác nhau và hai căn bệnh này không liên quan gì tới nhau cả. Người bị sởi vẫn có khả năng bị thuỷ đậu. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tìm hiểu cách chăm sóc tốt cho trẻ khi bị sởi hay bị thuỷ đậu mẹ nhé.
Hy vọng với các thông tin trên, người lớn có thể phân biệt được 2 căn bệnh dễ nhầm với nhau là sở và thủy đậu. Cả 2 căn bệnh đều nguy hiểm như nhau nên khi trẻ mới có dấu hiệu bị bệnh ban đầu thì nên đưa trẻ tới các bệnh viện để có phương pháp điều trị tốt nhất.