Nội dung bài viết
Các mẹ đều biết ăn dặm là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Ăn dặm giúp bé làm quen với các loại thực phẩm khác, kích thích vị giác của bé phát triển đồng thời bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng cho bé. Giúp hình thành thói quen ăn uống và khẩu vị của bé sau này. Để giúp các mẹ hiểu rõ hơn về hành trình ăn dặm của bé. Dưới đây là các giai đoạn ăn dặm của bé mẹ cần biết.
Các giai đoạn ăn dặm của bé
Mỗi giai đoạn ăn dặm sẽ có các cách ăn dặm, lựa chọn thực phẩm ăn dặm và xây dựng thực đơn ăn dăm là khác nhau. Do đó, các mẹ cần phân biệt được từng giai đoạn ăn dặm của bé.
Đâu là thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm?
Trong chuyên mục cho bé ăn dặm, blog cũng đã chia sẻ tới các mẹ dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng săn dặm. Bé 4 – 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu hành trình ăn dặm bằng việc tập ăn dặm, tập làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hay sữa công thức. Khi thấy bé có các dấu hiệu sau, mẹ có thể cho bé ăn dặm.
- Ban đêm, bé hay thức dậy vì đói và đòi bú mẹ
- Bé đòi bú thêm mặc dù vừa bú mẹ cách đó không nâu.
- Bé tỏ ra có hứng thú với những thức ăn nhìn thấy khi bố mẹ ăn
- Bé có hành động đẩy lưỡi nhiều hơn.
- Bé có thể tự ngồi mà không cần giúp đỡ
Các giai đoạn ăn dặm của bé
Các giai đoạn ăn dặm của trẻ gồm: giai đoạn bé tập ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi, giai đoạn ăn dặm từ 7 – 10 tháng tuổi và giai đoan từ 11 – 15 tháng tuổi.
Mặc dù mẹ có áp dụng phương pháp ăn dặm nào cho bé, dù bé có đang ở giai đoạn ăn dặm nào. Mẹ cũng phải đảm bảo:
- Các bữa ăn dặm của bé phải luôn đảm bảo 4 nhóm chất chính là: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ.
- Vì ăn dặm sẽ chỉ là các bữa ăn phụ, không gì có thể thay thế được sữa mẹ hay sữa công thức. Do đó, trong suốt quá trình ăn dặm, mẹ cần đảm bảo cho bé được bú mẹ hay uống sữa công thức đầy đủ.
- Nên đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé. Việc thay đổi thực đơn hàng ngày sẽ giúp bé phát triển vị giác tốt hơn, tránh việc bé bị ngán. Hãy chọn những loại thực phẩm sạch, an toàn cho bé.
Bài viết liên quan:
Chuẩn thực đơn ăn dặm cho bé của việt dinh dưỡng Mẹ hãy tham khảo ngay thực đơn ăn dặm chuẩn của viện dinh dưỡng sẽ giúp mẹ đỡ vất vả hơn trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm của bé. |
1. Giai đoạn 1: Bé tập ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi
Với những dấu hiệu ở trên, mẹ bắt đầu cho bé bước vào giai đoạn đầu tiên của hành trình ăn dặm. Đây là giai đoạn bé tập làm quen với thức ăn và phát triển cơ hàm. Do đó, mẹ không nên cho bé ăn nhiều. Cho bé ăn từ ít tới nhiều, ăn từ loãng tới đặc dần.
Ví dụ về thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng tuổi:
- Món súp khoai tây, bí ngô hay cà rốt. Các loại thực phẩm này sẽ được nghiền nát và nấu chín rồi cho bé ăn.
- Lê chín xay nhuyễn.
- Trộn ngũ cốc với 4-5 thìa cà phê sữa mẹ hay sữa công thức được pha theo đúng tỷ lệ pha sữa quy định để làm thành súp ngon, bổ dưỡng.
- Canh bột ngũ cốc hay các loại thức ăn xay nhuyễn đem trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức pha đúng tỷ lệ, cho bé ăn 2 lần mỗi ngày.
2. Giai đoạn 2: Bé từ 7 – 10 tháng tuổi
Giai đoạn bé 7 – 10 tháng tuổi ăn dặm, hoạt động của lưỡi bé bắt đầu được kích hoạt và phát triển. Thức ăn sẽ được nghiền bởi lưỡi và cằm. Do đó, đây là giai đoạn mà mẹ có thể cho bé ăn các món ăn có độ cứng hơn, tăng cường vi chất sắt. Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé trong giai đoạn này là bú mẹ 5-6 lần/ngày và có 3 bữa ăn dặm mỗi ngày.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 10 tháng tuổi
- Bổ sung chất đạm: Một số thực phẩm giàu đạm các mẹ có thể tham khảo như: trứng, các loại thịt nạc, thịt gia cầm, đậu Hà Lan, sữa…
- Trộn sữa chua hay sữa bột với đậu lăng, trái cây.
- Các loại trái cây được nghiền nát.
- Sữa chua, phô mát, đậu phụ mềm.
- Nước trái cây nguyên chất, hạn chế uống nước cam hay nước dâu.
Giai đoạn 3: bé từ 11 – 15 tháng tuổi
Đây là giai đoạn răng bé đã mọc, bé phát triển nhanh hơn và đã có thể nhai được. Mẹ có thể nấu các món cháo có độ đặc và gợn hơn các giai đoạn trước đó cho bé ăn. Thức ăn sẽ được nấu rắn hơn để bé phát triển cơ hàm, tiêu chuẩn là độ cứng của thịt viên. Mặc dù vậy, mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn cháo loãng và nhạt thôi nhé. Mẹ có thể tham khảo một số món ăn có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé dưới đây.
- Thay vì mẹ xay nhuyễn các loại rau, củ như trước. Giai đoạn này, mẹ có thể nuộc chín rồi thái nhỏ cho bé tự ăn.
- Mẹ có thể cho bé tập làn quen với các loại thức ăn mềm như bún, mì hay phổ…
- Bổ sung cho bé các loại thực phẩm giàu sắt như các loại ngũ cốc
- Bổ sung thêm cho bé các loại thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt, cá, sữa…
Hãy bổ sung thêm các kiến thức về ăn dặm cho bé trong giai đoạn này tại đây
Hành trình ăn dặm của bé có đạt được thành công hay không phụ thuộc tất cả vào mẹ. Việc tìm hiểu các kiến thực, kinh nghiệm từ các nguyên tắc ăn dặm, lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn, cách cho bé ăn dặm. Sẽ rất vất vả cho mẹ, nhưng tất cả đều vì tương lai của trẻ.