Nội dung bài viết
Bệnh sởi tuy không nguy hại nhưng lại mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh sởi là gì? bệnh sởi có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh sởi như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh sởi
Bệnh sởi chủ yếu mắc phải ở trẻ em, bệnh xảy ra theo mùa với tốc độ lây lan nhanh chóng tạo ra bệnh dịch. Bệnh sởi tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như vẻ ngoài của người bệnh.Vậy để biết thực sự bệnh sởi là gì? Nguyên nhân và hình thức lây lan cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh sởi? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu dưới đây.
Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là gì?– Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ”, có tiếng anh là Measles hay còn gọi bệnh sởi rubella xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi, họng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sởi do virus gây ra và tốc độ lan thành dịch rất nhanh. Theo thông tin từ viện nguyên cứu bệnh sởi thì loại virus sởi có hình cầu, đường kính khoảng 120 – 250mm và có chứa các sợi ARN đơn. Khi đi vào cơ thể virus sẽ được nhân lên ở hệ bạch huyết và tế bào hô hấp trên, sau đó đi qua đường máu và phát bệnh.
Sởi sẽ tấn công những người chưa bị hay chưa được tiêm phòng vắc xin, tuy chủ yếu ở trẻ em nhưng một số trường hợp người lớn vẫn có nguy cơ mắc phải. Hiện bệnh sởi ở trẻ sơ sinh đang là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm hiện nay.
Nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ và hình thức lây lan
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sởi ở trẻ em là do sự tấn công của một loại virus thuộc Paramyxovirus gây ra. Virus tồn tại ở cổ họng và máu của người bệnh từ cuối thời kỳ ủ bệnh đến khi phát ban trong thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây thường gặp ở trẻ em gây ra các triệu chứng ở kết mạc mắt, đường hô hấp, hệ tiêu hóa và các phát ban đặc hiệu.
Bệnh sởi có lây không? Bệnh sởi lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi người bệnh ho, hắt hơi…và gián tiếp khi virus sởi dị biệt ở ngoại cảnh xung quanh. Nhất là những người tiếp xúc với người bệnh nhưng chưa qua tiêm ngừa vắc xin sởi.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả
Có thể nói tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm não – màng não – tủy cấp, biến chứng đường tiêu hóa, biến chứng tai – mũi – họng… Tuy nhiên, với nền y học tiên tiến như hiện nay thì các bậc phụ huynh cũng như người mắc bệnh sởi không cần quá lo lắng.

Nếu thấy có dấu hiệu nên đưa bệnh nhân đến tại phòng khám, bệnh viện gần nhất để chẩn đoán và điều trị. Nhất là trẻ em bố mẹ cần quan sát kỹ, bởi nếu trẻ bị nặng mới phát hiện có thể dẫn đến tử vong. Trong quá trình điều trị, cần chăm sóc, giữ gìn vệ sinh tốt cho bé tránh trường hợp nhiễm khuẩn, lở loét. Đặc biệt, quan tâm tới chế độ ăn uống, vệ sinh thân thể bằng nước ấm. Điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Để phòng ngừa bệnh sởi cần lưu ý những những điều sau đây:

- Hãy đưa bé và các thành viên trong gia đình đi tiêm vắc xin sởi sớm nhất.
- Đối với những trẻ chưa đến tuổi tiêm ngừa cần cho bé sử dụng sữa mẹ để tạo kháng thể giúp chống lại bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là các bé nhỏ nên vệ sinh răng miệng, đường hô hấp sạch sẽ.
- Tăng cường bổ sung các chất vitamin, ăn nhiều rau quả xanh
- Đeo khẩu trang ở những nơi đông người để tránh lây bệnh.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về bệnh sởi là gì? Nguyên nhân, hình thức lây bệnh, cách điều trị và phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp cho mẹ có thêm nhiều kiến thức hơn về bệnh cũng như cách phòng ngừa bệnh sởi nhé.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM:
- Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân – Biểu hiện và cách phòng bệnh tay chân miệng
- Bệnh ho có đờm là bệnh gì? Nguyên nhân làm trẻ ho có đờm?