Blog Mẹ Yêu Con
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
Blog Mẹ Yêu Con
No Result
View All Result
Home Trẻ sơ sinh Sức khỏe của bé

Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi

by Blogmeyeucon
in Sức khỏe của bé
0
0
SHARES
132
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nội dung bài viết

  • Bệnh sởi có nguy hiểm không?
    • Nguyên nhân gây ra bệnh sởi
    • Bệnh sởi thường lây qua đường nào?
    • Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ
  • Trẻ bị sởi cần được chăm sóc như thế nào?

Với tốc độ lây lan nhanh chóng, bệnh sởi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh sởi tuy là một bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu không nhận được sự chăm sóc tốt, trẻ vẫn có thể gặp nhiều biến chứng khác nhau. Vậy bệnh sởi ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? cách điều trị bệnh sởi sao cho đúng, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh? Các mẹ hãy theo dõi bài viết này để hiểu thêm về bệnh này nhé.

  • Tổng hợp những cách trị hăm tã cho bé ba mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não có những loại nào?
  • Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón dễ nhận biết nhất

Bệnh sởi có nguy hiểm không?

Bệnh Sởi là gì? Sởi được định nghĩa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra với các triệu chứng như sốt cao, phát ban, ho khan, đau nhức toàn thân, chảy nước mũi,… Bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ mũi họng của người bệnh. Bệnh sởi lây lan rất nhanh do thời gian ủ bệnh kéo dài và không có triệu chứng điển hình để có thể phòng ngừa.

Virus sởi trông như thế nào?
Bệnh sởi là gì?

Theo các chuyên gia y tế cho biết, sởi là một bệnh có tiến triển rất nhanh, nặng và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ có cơ địa suy dinh dưỡng hoặc có những bệnh nền như bệnh phổi mạn tính, tim bẩm sinh hay suy giảm miễn dịch. Đối với những trẻ này, sức đề kháng của bản thân trẻ đã kém, khi mắc sởi, hệ miễn dịch của trẻ sẽ ngày càng suy giảm khiến bệnh diễn biến ngày càng nặng hơn. Điểm khiến bệnh sởi ngày càng nguy hiểm là làm suy giảm hệ miễn dịch khiến người bệnh dễ mắc phải các biến chứng khác như viêm não, viêm phổi, mù lòa, có nguy cơ dẫn đến tàn phế hoặc nặng hơn là tử vong.

Ngoài những biến chứng trên còn rất nhiều những biến chứng nghiêm trọng khác do bệnh sởi gây ra như:

  • Bệnh viêm tai giữa: Đây là một biến chứng thường gặp với những trẻ bị sởi. Thông thường thì tỷ lệ này là 1/10. Có nghĩa cứ 10 trẻ mắc sởi thì sẽ có 1 trẻ mắc biến chứng viêm tai giữa.
  • Bệnh viêm thanh quản: Biến chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn khởi phát bệnh. Trẻ sẽ bị đau họng, khó thở bởi thanh quản bị co thắt.
  • Bệnh viêm phổi nặng: Trẻ sẽ gặp những vấn đề như khó thở, sốt cao. Trung bình thì cứ 20 trẻ mắc sởi thì có 1 trẻ mắc biến chứng viêm phổi.
  • Viêm não: Người bệnh mắc biến chứng viêm não có thể rơi vào trạng thái hôn mê, co giật thậm chí là tử vong hoặc sẽ ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của người bệnh. Mặc dù tỷ lệ mắc biến chứng này ở người mắc sởi là rất thấp nhưng đây là loại biến chứng đặc biệt nghiêm trọng cần phòng tránh.
  • Viêm màng não: thanh dịch hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do mắc bội nhiễm.
  • Nôn mửa, tiêu chảy: Trẻ bị triệu chứng tiêu chảy sau sởi sẽ là nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với trẻ bị tiêu chảy cấp do bị virus thông thường.
  • Có thể dẫn tới biến chứng mù lòa: Bị mờ hoặc loét giác mạc có thể dẫn tới mù lòa. Bệnh thường gặp ở những trẻ suy dinh dưỡng hay thiếu vitamin A.
  • Phụ nữ mang thai mà mắc bệnh sởi có thể sẽ bị sẩy thai, trẻ sinh non hoặc sinh thiếu cân.

Độ tuổi dễ mắc bệnh sởi nhất thường là từ 1 – 5 tuổi. Do đó, ba mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để tiêm phòng đầy đủ 2 mũi sởi khi trẻ được 9 tháng tuổi để tạo “hàng rào miễn dịch” bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi

Bệnh sởi do một loại virus thuộc nhóm Paramyxo gây ra và có tốc độ lây lan cực nhanh. Hầu họng và máu của người bệnh cuối thời kỳ ủ bệnh tới sau khi phát ban bệnh chính là nơi mà loại virus này tồn tại. Virus sẽ được phát tán ra môi trường không khí khi mà người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi. Bất kể ai trong số chúng ta đều có thể mắc sởi nếu tiếp xúc với những đồ vật có chứa virus sởi.

Bệnh sởi thường lây qua đường nào?

Vậy bệnh sởi sẽ lây từ người này sang người khác qua con đường nào? Virus sởi có khả năng lây lan từ người sang người. Khi virus đã xâm nhập được vào cơ thể người thì chúng sẽ phát triển, sinh sôi một cách nhanh chóng trong vòm họng, phổi trước khi tới toàn bộ cơ thể. Một số con đường lây bệnh có thể kể tên như:

  • Lây bệnh qua đường hô hấp: Nếu bạn hút phải không khí có chứa virus sởi, bạn có thể sẽ bị mắc bệnh sởi.
  • Khi tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với người bệnh.
  • Khi tiếp xúc với những bề mặt tồn tại virus sởi. Hãy nhớ rằng, virus sởi có khả năng tồn tại trong môi trường thường trong vài giờ đồng hồ đó.

Giai đoạn 4 ngày trước và 4 ngày sau khi phát ban chính là giai đoạn lây nhiễm bệnh sởi. Loại virus sởi này có khả năng lây lan trên diện rộng một cách nhanh chóng. Một người bị bệnh sởi có thể lây bệnh cho 20 người, biến căn bệnh này thành đại dịch bệnh.

Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Với mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

– Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này thường kéo dài 10 – 12 ngày sau khi nhiễm virus. Những dấu hiệu dễ dàng nhận ra ở trẻ nhỏ trong giai đoạn này trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, chán chơi đùa.

– Giai đoạn khởi phát bệnh: Giai đoạn này, do mắc hội chứng nhiễm khuẩn trẻ sẽ bị sốt 38,5°C – 40°C. Trẻ quấy khóc, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, ho đờm, người lả đi…kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Trẻ dễ dàng bị nôn trớ mỗi khi ăn, trẻ bị tiêu chảy
  • Bắt đầu xuất hiện hiện tượng xuất huyết niêm mạc
  • Máu đỏ, bị phù mí, sợ ánh sáng và thường bị chảy nước mắt.
  • Bắt đầu xuất hiện những chấm trắng nhỏ li ti (hồng ban).

– Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này, trẻ sẽ sốt cao 39 – 40°C mà không hạ sốt, trẻ bị co giật và những nốt phát ban xuất hiện nhiều hơn có màu đỏ và đỏ tía. Khi ấn nhẹ thì những nốt này sẽ chìm xuống rồi lại nổi lên sau khi thả tay.

  • Ngày đầu tiên: các nốt ban sẽ xuất hiện tại vị trí chân tóc, phía sau gáy, sau tai, ở mặt và ở cổ.
  • Ngày thứ hai: Nốt ban bắt đầu di chuyển xuống ngực, tay, lưng.
  • Ngày thứ ba: Nốt ban bắt đầu lan xuống bụng và hai chân.

Sau 2 – 3 ngày thì những nốt ban này sẽ lăn theo như trình tự mọc. Khi đó trên da sẽ xuất hiện những vết thâm, vằn thô giáp.

Trẻ bị sởi cần được chăm sóc như thế nào?

Bệnh sởi là gì
Bệnh sởi sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.

Bên cạnh câu hỏi “Bệnh sởi có nguy hiểm không?” thì đây cũng là thắc mắc được nhiều bậc phụ huynh quan tâm tìm hiểu. Trong trường hợp trẻ chỉ mới chớm bệnh, trẻ không cần phải nhập viện ngay mà ba mẹ có thể tiến hành theo dõi trẻ ngay tại nhà sau khi được sự đồng ý của bác sĩ. Dưới đây là những điều mà các bậc phụ huynh nên chú ý để giúp trẻ sớm hồi phục cũng như tránh lây bệnh cho anh chị em trong nhà:

  • Cho trẻ nằm cách ly trong khu vực thoáng mát, không có gió lùa, vệ sinh sạch sẽ.
  • Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều rau và trái cây, vừa giúp trẻ cung cấp thêm năng lượng để cơ thể nhanh chóng phục hồi vừa bù đắp lượng nước bị mất đi do tiêu chảy, nôn ói.
  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt vịt, thịt gà, các loại gia vị thơm cay như rau thơm, ớt,…
  • Tích cực bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày. Chú ý chỉ nên cho trẻ uống nước lọc hoặc hoa quả tươi, tránh uống các loại nước ngọt, nước có ga.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể, xúc mũi và miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng khoảng 3 – 4 lần/ ngày.
  • Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thêm vitamin hay bất cứ loại thuốc nào khác mà không có chỉ định cũng như sự đồng ý của bác sĩ.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh sởi và cách điều trị đồng thời cũng giúp mẹ giải đáp thắc mắc cho các câu hỏi liệu bệnh sởi có nguy hiểm không? Và hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi ngay tại nhà. Chắc hẳn các bậc phụ huynh đã biết thêm được nhiều thông tin hữu ích. Hãy chia sẻ bài viết này để mọi người cùng được biết những điều này nhé.

Blogmeyeucon

Blogmeyeucon

Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Khăn sữa cho bé dùng để làm gì?
Sức khỏe của bé

Công dụng, cách chọn và sử dụng khăn sữa cho bé

by Blogmeyeucon
1 tháng ago
0

Trong list đồ sơ sinh cần thiết...

Read more
Dấu hiệu của bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ?

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và những điều ba mẹ cần biết

1 năm ago
Dấu hiệu của bệnh vàng da ở trẻ?

Bệnh vàng da ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết

1 năm ago
Những bệnh về da thường gặp ở trẻ em

Tổng hợp các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất

1 năm ago
Bệnh chàm ở trẻ nhỏ là gì

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh chàm ở trẻ em

1 năm ago
Chế độ ăn BRAT là gì

[Tìm hiểu] Chế độ ăn BRAT khi bị tiêu chảy là gì?

1 năm ago
Khoai tây có kỵ cà chua không?

[Đính chính] Khoai tây có “kỵ” cà chua không?

1 năm ago
Next Post
Niềng răng sẽ đẹp như thế nào

[Góc Tâm Sự] "Tâm trạng đang xuống dốc của một cô gái mới niềng răng"

Bệnh hăm tã là gì

Bệnh hăm tã là gì | nguyên nhân, cách nhận biết và các phòng tránh

Có nên niềng răng không?

Xem xong bộ ảnh này, chắc chắn bạn sẽ muốn niềng răng ngay lập tức

Kể chuyện cho bé mỗi tối

[Mẹo vặt] Để giờ đọc truyện cho bé thật vui

GỢI Ý CHO MẸ

Cho trẻ ăn sữa chua có tốt không?

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Chia sẻ cách cho trẻ ăn sữa chua đúng?

2 tuần ago
Trẻ 5 tháng tuổi đã “láu cá” hơn một chút

Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

3 tuần ago
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì?

[Tìm hiểu] Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?

3 tuần ago
Hướng dẫn cách làm váng sữa từ sữa mẹ cho bé ăn dặm

Cách làm váng sữa từ sữa mẹ cho bé đơn giản tại nhà

4 tuần ago
Bà bầu ăn mướp có tốt không?

Bà bầu ăn mướp được không? Mướp có tốt cho phụ nữ mang thai không?

1 tháng ago
Bà bầu ăn rau muống được không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống không?

1 tháng ago

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Hướng dẫn cách pha sữa Nan đúng cách

Sữa NAN có tốt không? Nên sử dụng sữa NAN cho trẻ như thế nào?

2 năm ago
thực đơn ăn dặm với thịt bò thơm ngon bổ dưỡng

[Gợi ý] 10 thực đơn ăn dặm với cháo thịt bò giàu dinh dưỡng

2 năm ago
Cháo ngô thịt gà cho bé 7 tháng tuổi

Cách chế biến ngô cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

7 tháng ago
[Gợi ý] 6 món cháo ăn dặm với khoai tây giàu dinh dưỡng cho bé

[Gợi ý] 6 món cháo ăn dặm với khoai tây giàu dinh dưỡng cho bé

1 năm ago
Các món cháo trứng gà cho bé ăn dặm

[Gợi Ý] 10 thực đơn ăn dặm với cháo trứng gà thơm ngon, bổ dưỡng

2 năm ago

Về Blog Mẹ Yêu ConVề Blog Mẹ Yêu Con

Blog Mẹ Yêu Con

Giới thiệu về Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

SƠ ĐỒ WEBSITE

  • Bánh ăn dặm
  • Bé ăn dặm
  • Bỉm trẻ em
  • Các loại bột ăn dặm
  • Các món cháo ăn dặm
  • Chuẩn bị mang thai
  • Chuyện niềng răng
  • Dinh dưỡng
  • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
  • Đồ dùng cho bé
  • Ghế ăn dặm
  • Ghế ngồi ô tô
  • Ghế rung trẻ em
  • Làm đẹp
  • Mang Thai
  • Mẹ bầu sau sinh
  • Mẹo vặt
  • Niềng Răng
  • Phương pháp ăn dặm
  • Sữa bầu
  • Sữa công thức
  • Sức khỏe của bé
  • Thực đơn ăn dặm
  • Tin tức
  • Trẻ sơ sinh
  • Video
  • Xe đẩy trẻ em
  • Xe tập đi cho bé

THEO DÕI CHÚNG TÔI

Design by BLOG Mẹ Yêu Con
Các bài viết của Blogmeyeucon chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị!

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu

Design by BLOG Mẹ Yêu Con
Các bài viết của Blogmeyeucon chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị!