Nội dung bài viết
Chiều cao của con là vấn đề được rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm. Cha mẹ luôn muốn con cái phải cao lớn khỏe mạnh. Vậy con của bạn có thể cao bao nhiêu và làm gì để giúp trẻ cao lớn khỏe mạnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tính được chiều cao của trẻ.
Có một vài cách tính chiều cao cho trẻ thông dụng mà cha mẹ có thể áp dụng để dự tính được chiều cao trong tương lai cho con mình từ đó có những kế hoạch tăng chiều cao cho con. Phương pháp chủ yếu vẫn là dựa vào tuổi xương cốt kết hợp với gen từ bố mẹ.
Cách tính chiều cao của con khi trưởng thành
Cha mẹ có thể áp dụng một số cách tính dưới đây để xác định chiều cao của con.
1. Cách tính chiều cao lúc trưởng thành của bé dựa vào chiều cao lúc bé 3 tuổi
Công thức:
– Chiều cao của con trai = (Chiều cao của bé trai khi 3 tuổi x 0,545) + Chiều cao trung bình của bố mẹ x 0,544) + 37,69 (cm)
– Chiều cao của con gái = (Chiều cao của bé trai khi 3 tuổi x 0,545) + Chiều cao trung bình của bố mẹ x 0,544) + 25,63 (cm)
Một ví dụ: Một bé gái khi 3 tuổi chiều cao là 92cm, bố cao 180 cm, mẹ cao 150 cm thì ta tính được chiều cao của bé khi trưởng thành là:
(92 x 0,545) + [(180+150) : 2] x 0,544 + 25,63= 165,53 cm tương đương khoảng 1,66m
2. Cách tính chiều cao cho bé theo gen của bố mẹ
Công thức:
– Chiều cao của con trai = [(chiều cao của bố + chiều cao của mẹ) x 1,08] /2
– Chiều cao của con gái = [(chiều cao của bố x 0.923) + chiều cao của mẹ] /2
3. Quy tắc ngón tay
Bên cạnh những công thức tính chiều cao trên còn một quy tắc ngón tay cái cho rằng trẻ lớn thêm được 25,4cm trong năm đầu tiên, 12,7cm trong năm thứ 2 và 6,35cm mỗi năm cho đến tuổi dậy thì.
Theo nghiên cứu, trẻ phát triển nhanh nhất là lúc sơ sinh và giai đoạn bé biết đi. Tốc độ tăng chiều cao rất nhanh từ sơ sinh cho đến 2 tuổi và sau đó sẽ chậm dần. Đến tuổi dậy thì chiều cao sẽ lại tăng lên với nữ thường đến năm 15 tuổi, nam 18 tuổi.
Những công thức tính toán trên đều mang tính chất dự đoán, tương đối cha mẹ có thể tham khảo vì chiều cao còn liên quan rất nhiều đến gen di truyền hay chế độ ăn uống của từng trẻ.
Các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề chiều cao của trẻ
Chiều cao của trẻ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Theo nghiên cứu, chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền trong khi con số là 32% từ chế độ dinh dưỡng còn về chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%. Những yếu tố còn lại tác động đến chiều cao của bé là môi trường sống, bệnh mãn tính hay bẩm sinh hay là chế độ nghỉ ngơi của bé…
1. Yếu tố về đột biến gen
Nếu như quan sát các mẹ cũng thấy những bé mắc hội chứng down thường thấp bé hơn những trẻ bình thường. Ngược lại những trẻ bị hội chứng Marfan lại có chiều cao tăng vọt.
2. Yếu tố dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ khi mang thai hay chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển chiều cao ở trẻ.
– Thời kỳ mang thai: Trong suốt quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao và cân nặng của thai nhi. Do đó, trong cả thời gian trước khi mang thai, khi mang thai, giai đoạn cho con bú. Mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là chất đạm, sắt, iot, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA…).
Ngoài ra, việc sinh con thiếu tháng, thiếu cân cũng ảnh hưởng tới chiều cao sau này của bé.
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp trẻ cải thiện được vấn đề chiều cao. Trẻ béo phì thường phát triển chiều cao hơn những bạn cùng trang lứa nhưng sẽ chậm lại khi lớn hơn. Với các bé thiếu dinh dưỡng, còi xương thường thấp bé hơn mức bình thường.
Chế độ ăn của bé chứa nhiều đạm, bé uống ít sữa, thừa chất béo, tinh bột và đường nhưng lại thiếu vitamin và khoáng chất (canxi, phosphor, magne, kẽm, sắt… là những dưỡng chất quan trọng nhất có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa) cũng khiến trẻ phát triển chiều cao kém. Do đó, để bé phát triển chiều cao tốt nhất, mẹ nên cho bé ăn đa dạng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ.
3. Tình trạng sức khỏe
Trẻ mắc các bệnh như viêm khớp, bệnh Celinacs đường ruột, ung thư cũng khó khăn trong vấn đề phát triển chiều cao. Ngoài ra, thói quen ít vận động hay đi ngủ muộn cũng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chiều cao của bé.
>> Xem Ngay: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Làm thế nào để trẻ có một giấc ngủ sâu?
4. Trẻ dậy thì sớm
Các bé dậy thì sớm, cơ thể sẽ tiết ra hormon kích thích sự phát triển của xương, bé sẽ cao lên nhanh chóng. Tuy nhiên, các đầu xương ngay sau đó sẽ nhanh chóng đóng lại, trẻ sẽ không cao thêm được nữa khiến các trẻ dậy thì sớm thường thấp hơn các bạn khác và không thể đạt được tới chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định.
Kết luận: Dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.
5. Tác dụng của thuốc
Nhiều trẻ dùng thuốc chứa thành phần Corticosteroids (còn gọi là cortisone, là một hormone do tuyến thượng thận tiết ra) dùng để chống viêm, dị ứng, mẩn ngứa… làm giảm sự hấp thụ canxi trong ruột, khiến mô xương không đủ dinh dưỡng để kéo dài và phát triển.
6. Một số yếu tố khác
Ngoài ra, các yếu tố môi trường sống, thói quen sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao cũng tác động đến sự phát triển của bé.
Như vậy, bài viết trên đã cho cha mẹ cách tính chiều cao cho trẻ khi trưởng thành. Dựa vào đó có thể ước tính được chiều cao tương lai của con để có những chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt phù hợp để giúp bé cải thiện được chiều cao.