Nội dung bài viết
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào đúng cách? Việc cho trẻ ăn dặm đúng cách sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về cả thể chất và trí tuệ đó mẹ à.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào đúng cách
Các mẹ cũng đã biết, giai đoạn ăn dặm của bé sẽ bắt đầu khi bé được 5-6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn tập ăn dặm, bé chỉ mới tập làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Vì vậy mẹ cần kết hợp các bữa ăn dặm với việc cho bé bú thường xuyên hay uống sữa công thức đều đặn.
Ăn dặm chính là việc mẹ đang bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé để đảm bảo các nhu cầu về dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Vậy trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào đúng cách?
Các nguyên tắc khi cho bé ăn dặm mẹ cần phải biết
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào cho đúng cách? Mẹ hãy nắm rõ những nguyên tắc dưới đây khi cho bé ăn dặm mẹ nhé.
– Chắc chắn rồi, trước bữa ăn dặm đầu tiên của bé, mẹ cần tìm hiểu kỹ về thực đơn ăn dặm cho bé cũng như việc lựa chọn bột ăn dặm nào cho bé hợp lý nhất.
– Luôn nhớ rằng, ăn dặm sẽ chỉ là những bữa phụ, mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú mẹ đầy đủ trong giai đoạn này. Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất đối với bé mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế. Việc nuôi con bằng sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí não và nhận thức của bé. Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé bú đến 12 tháng tuổi hoặc tới khi bé 24 tháng tuổi.
– Không nên ép bé ăn bởi các bữa ăn dặm trong giai đoạn này chỉ mới là khoảng thời gian tập làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng nhận được từ những bữa ăn dặm cho bé trong giai đoạn này là không cao. Do đó, hãy để bé ăn theo nhu cầu của bé thay vì ép bé ăn nhiều.
– Hãy bắt đầu cho bé ăn từ các món loãng và chuyển dần tới các bữa ăn đặc hơn, ăn từ ít tới nhiều.
– Nếu mẹ sử dụng bột dinh dưỡng cho bé, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ bột ngọt, sau 2-4 tuần mẹ có thể chuyển dần dần sang bột mặn cho bé ăn dặm. Mẹ có thể kết hợp bột ăn dặm với các thực phẩm thiên nhiên như các loại rau củ…Tuy nhiên, khi kết hợp chúng với nhau mẹ cần tìm hiểu kỹ cũng như tham khảo ý kiến, sự tư vấn từ các bác sĩ chứ đừng tự mình tìm ra công thức ăn dặm mới cho bé mẹ nhé.
– Mẹ cần đảm bảo cho bé ăn dặm ít nhất 2-3 lần/ngày. Tuy nhiên không nên áp chỉ tiêu này ngay từ thời điểm đầu bé tập ăn dặm, hãy tăng dần số bữa ăn dặm. Ban đầu, mẹ có thể cho bé ăn dặm 2 bữa mỗi ngày nhưng hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho bé. Trong suốt hành trình ăn dặm của bé, mẹ vẫn phải đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm dưới đây:
– Tinh bột: thường là gạo xay có thể nấu cháo trắng cho bé ăn cho tới khi bé được 1 tuổi.
– Chất đạm: có nhiều trong thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, đậu Hà Lan, sữa chua…Đây đều là những thực phẩm giàu đạm và rất tốt cho bé khi được 6 tháng tuổi. Khi bé được 7 tháng, mẹ có thể bổ sung thêm một số thực phẩm bổ sung đạm như cá, tôm…tuy nhiên hãy tránh những thực phẩm có thấy khiến bé bị dị ứng.
– Nhóm thực phẩm giàu chất béo: Việc bổ sung mỡ động vật hay dầu thực vật sẽ giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
– Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: Có thể kể tới các loại rau xanh và củ quả.
( Đối với những bé ăn dặm trong giai đoạn này, mẹ không nên cho bé ăn dặm quá nhiều.)
>>> Cách nấu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi đang được nhiều mẹ Việt Nam áp dụng
Cách chọn các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé 6 tháng ăn dặm
Việc trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào đúng cách thì việc chọn lựa thực phẩm là rất quan trọng. Mẹ hãy chọn những thực phẩm giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng, chọn những thực phẩm giàu sắt, kẽm, canxi và các loại vitamin A, C và folate…
– Chọn thực phẩm sạch và an toàn: trẻ 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn rất non yếu. Đây cũng là giai đoạn mà tỷ lệ rối loạn tiêu hóa của bé là cao nhất. Do đó mẹ cần chọn những thực phẩm không có chứa các tác nhân gây bệnh. Thực phẩm không có chứa các hóa chất độc hại hay chất độc. Không chọn các thực phẩm có xương, hoặc có thể loại bỏ hết xương và các miếng cứng để bé dễ ăn và tránh khiến bé bị tổn thương khi ăn dặm.
– Đảm bảo vệ sinh khi chế biến và cho bé ăn: Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến, dụng cụ ăn (bát, thìa…) cho bé. Cho bé ăn càng sớm càng tốt sau khi nấu xong, tối đa là 2 giờ sau khi nấu xong.
– Chọn những thực phẩm theo khẩu vị của bé, dễ ăn với bé. Hạn chế các thực phẩm cay, nóng, mặn.
– Chọn các thực phẩm dễ kiếm, dễ nấu và giá hợp lý, các thực phẩm có sẵn từ gia đình hay tại địa phương.
Lưu ý: Tránh cho bé ăn các bữa phụ có quá nhiều đường sẽ làm hỏng răng của bé, chúng cũng không có quá nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng, có thể khiến bé bị rối loạn chuyển hóa sau này.
Kết luận: Bé 6 tháng tuổi mới bắt đầu tập ăn dặm, bé tập làn quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Do đó, mẹ không nên ép bé ăn và cũng không nên cho bé ăn quá nhiều, hãy để bé ăn theo nhu cầu của bé. Tuy nhiên, khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo đủ 4 lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trong các bữa ăn dặm là chất đường bột, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin.
Hãy luôn nhớ rằng, ăn dặm chỉ là bữa phụ, mẹ cần kết hợp ăn dặm với việc cho bé bú thường xuyên. Giai đoạn ăn dặm rất quan trọng đối với bé, vì vậy hãy luôn gần gũi, yêu thương bé để bé cảm nhận được tình yêu của mẹ, bé sẽ ăn tốt hơn, phát triển tốt hơn trong giai đoạn này.