Nội dung bài viết
Sự phát triển từng ngày của bé cũng dẫn tới những thay đổi về tiêu hóa. Dựa vào tình trạng tiêu hóa mẹ cũng có thể biết được tình trạng sức khỏe của con. Chính vì thế, rất nhiều mẹ quan tâm tới việc bé 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần 1 ngày. Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần 1 ngày?
Với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, số lần đi tiểu và đại tiện cũng như số lượng là khác nhau. Thông tin chi tiết về việc trẻ sơ sinh đi tiểu tiện và đại tiện bao lần mỗi ngày các mẹ có thể tham khảo TẠI ĐÂY. Còn nội dung hôm nay sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc “Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần 1 ngày?”.
Ở giai đoạn này, các bé vẫn đang bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Với những trẻ sức khỏe bình thường sẽ bú mẹ trong ít nhất 10 phút và mỗi lần bú tới 180- 210ml sữa. Thông thường, bé có thể đi ngoài ngay sau khi bú xong, đây là dấu hiệu tốt. Với những trẻ sử dụng sữa công thức thì có thể đi ít hơn những bé bú sữa mẹ.
Số lần đi ngoài của các bé 3 tháng tuổi cũng khác nhau. Nếu quan sát thực tế mẹ cũng thấy, có bé đi ngoài 5-10 lần mỗi ngày nhưng có bé chỉ đi 2-3 lần. Thậm chí, nhiều bé chỉ đi vài lần 1 tuần.
Nếu bé 3 tháng tuổi nhiều ngày mới đi vệ sinh thì mẹ cũng không cần phải lo lắng quá. Nếu tần suất đi vẫn ổn định, phân không bất thường hay có những triệu chứng như khóc, không bú mẹ, đau bụng… thì đều không đáng lo ngại.
Những dấu hiệu bất thường ở phân của trẻ 3 tháng tuổi
Việc theo dõi phân của trẻ 3 tháng tuổi là việc cần thiết các mẹ cũng cần chú ý vì thông qua chất lượng phân, mẹ có thể biết được tình trạng sức khỏe bé nhà mình. Nếu có sự thay đổi đột ngột đối với phân của trẻ thì nó là biểu hiện của một số vấn đề sau:
1. Bé bị tiêu chảy
Nếu mẹ quan sát thấy phân của con lỏng như nước và chảy ra ngoài ồ ạt. Bé đi ngoài với tần suất dày đặc, đi liên tục hoặc lượng phân lớn thì đó là nững dấu hiệu cho thấy bé đang bị tiêu chảy. Mẹ cần hỏi bác sĩ để có nhưng biện pháp kịp thời, tránh gây mất nước cho con.
2. Bé bị táo bón
Khi gặp tình trạng táo bón bé thường có biểu hiện khó đi, phân khô, nhỏ nếu quan sát kĩ mẹ sẽ thấy phân có dính chút máu, sờ bụng bé cũng sẽ thấy cứng. Nếu bé bị táo bón, mẹ cần bổ sung thêm cho bé những thực phẩm mát.
3. Mất nước
Dù bú mẹ hàng ngày nhưng đôi khi phân của bé cũng khô và cứng thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang thiếu chất lỏng hoặc mất nước do bệnh, sốt hoặc nóng.
4. Thừa lactose (phân xanh)
Khi bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nhưng phân bé có màu xanh thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang thừa lượng lactose (là một loại đường tự nhiên ở trong sữa)
5. Bệnh vàng da sinh lý
Nếu quan sát thấy phân bé có màu nhạt thì có thể là bệnh vàng da sinh lý ở trẻ. Thông thường bệnh lý nãy sẽ kéo dài 1-2 tuần nhưng nếu sau đó mà vẫn không thấy hết hay màu phân của bé ngày một nhạt hơn thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh gan mật.
6. Phân có máu
Máu đỏ tươi xuất hiện trong phân của bé có thể do một vài lý do khác nhau. Bình thường, khi thấy phân bé có nhuốm máu đỏ là dấu hiệu của dị ứng protein sữa. Còn nếu bé táo bón, máu đỏ dính trên phân có thể là do bị xướng hậu môn. Mẹ nên chú ý nắm được nguyên nhân để có những biện pháp đúng và kịp thời.
Cách giúp bé 3 tháng tuổi ổn định hệ tiêu hóa
Để giúp trẻ 3 tháng tuổi có một hệ tiêu hóa ổn định. Mẹ cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Khi trẻ có biểu hiện về rối loạn tiêu hóa, mẹ cần bổ sung thêm men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Đồ ăn cho bé phải hợp vệ sinh và cần tẩy giun cho bé theo đúng lịch.
- Chú ý giữ ấm vùng bụng, không để bé bị lạnh bụng khi nằm ngủ.
- Khi thấy dấu hiệu bất thường về đường ruột, cha mẹ nên cho trẻ tới ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Như vậy, mẹ cũng đã biết được trẻ 3 tháng tuổi thì đi vệ sinh bao nhiêu lần một ngày rồi phải không. Việc quan sát phân của bé hàng ngày là điều cần thiết để nhận biết sức khỏe của con. Hãy quan sát thật kỹ, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì nên đưa bé đi khám bác sĩ nhé.