Nội dung bài viết
Mặc dù phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống hiện nay không còn phổ biến như xưa. Nhưng vẫn có rất nhiều các mẹ Việt Nam lựa chọn phương pháp ăn dặm này cho bé. Hãy cùng blogmeyeucon tìm hiểu về ưu điểm của phương pháp ăn dặm này nhé.
>> Tham khảo: [Chuẩn] thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng
Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là gì?
Ăn dặm là một giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ nhỏ. Đây là giai đoạn bé được làm quen và bổ sung thêm các dưỡng chất từ những nguồn thực phẩm khác không phải là sữa mẹ hay sữa công thức.
Hiện có 3 phương pháp ăn dặm điển hình thường được các mẹ áp dụng: phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (ADKN), ăn dặm kiểu phương Tây (BLW) và ăn dặm kiểu truyền thống (ADTT). Mặc dù phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống không còn phổ biến nhưng cũng không thể phủ nhận được sự hiệu quả của phương pháp ăn dặm này.
1. Những quan niệm sai lầm về ăn dặm kiểu truyền thống
Thế hệ mẹ bỉm sữa trẻ ngày này thường áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, không thích phương pháp ADTT bởi nó không khoa học, không hiện đại khi mẹ sẽ phải ép bé ăn, phải cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn (khiến bé ăn thô kém hơn), phải đi rong cho bé ăn và rất nhiều các lý do khác.
Tuy nhiên, không có một tài liệu hướng dẫn bé ăn dặm nào nói mẹ phải đi rong để cho bé ăn, mẹ phải nhồi nhét thức ăn cho bé…Tất cả những điểm trên chỉ vì tâm lý của các ông bố, bà mẹ muốn con mình ăn được nhiều, ăn lo, ăn chắc bụng…sẽ bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn cho bé, bé sẽ lớn nhanh hơn và khỏe mạnh hơn.
Các mẹ có biết rằng, phương pháp ăn dặm truyền thống rất dễ áp dụng, các món ăn dễ nấu, không mất nhiều công đoạn và thời gian để chuẩn bị, khá tiết kiệm. Mẹ hoàn toàn có thể xây dựng được một thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống khoa học, hiện đại mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Với trường hợp bé lười bú mẹ, lười ăn sữa, sữa mẹ ít hay bé bị còi xương, suy dinh dưỡng thì mẹ nên áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống hoặc kết hợp ADTT với ADKN hay BLW. Việc kết hợp với các phương pháp ăn dặm khác đồng nghĩa với việc mẹ sẽ thay đổi độ thô của thức ăn nhanh hơn chứ không châm như ADTT, thỉnh thoảng cũng nên để bé tự bốc thức ăn hay tự xúc thức ăn cho vào miệng.
2. Một số nguyên tắc khi cho bé ăn dặm
– Đầu tiên, mẹ cần xác định được thời điểm nào thích hợp cho bé ăn dặm dựa vào các dầu hiệu ăn dặm. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng ăn thô của bé sau này.
– Cho bé ăn từ ít tới nhiều, ăn từ loãng tới đặc dần. Trong thực đơn ăn dặm của bé phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ.
– Theo kinh nghiệm của một số mẹ, nguyên tắc đầu tiên khi cho bé ăn dặm là cho bé ăn theo nhu cầu, không ép bé ăn. Khi nào bé đói bé sẽ tự đòi ăn. Điều này sẽ khiến các con ăn được ngon miệng hơn. Ngoài ra, để bé tập trung ăn uống, mẹ sẽ hạn chế bế bé đi ăn rong, cho bé xem tivi, điện thoại…Và đặc biệt lưu ý, ăn dặm sẽ chỉ là các bữa phụ, nguồn thức ăn chính giàu dinh dưỡng nhất vẫn là từ sữa mẹ.
– Ngoài ra, mẹ cũng nên xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé với đa dạng các món ăn dặm, thường xuyên đổi món, đổi bữa để bé có thể làm quen được với nhiều loại thức ăn hơn. Giúp mẹ pháp hiện được khẩu vị của bé. Mẹ có thể tham khảo các món ăn dặm được chia sẻ rất nhiều trên internet hay từ những cuốn sách về ăn dặm được bán rất nhiều.
3. Đặc điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống
– Phương pháp ăn dặm truyền thống được bố mẹ chúng ta áp dụng với chúng ta. Do đó, khi áp dụng phương pháp ăn dặm này, các mẹ bỉm sữa hiện đại sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ từ bố mẹ, người thân.
– Ăn dặm truyền thống, bé sẽ được ăn các thức ăn nghiền nhuyễn, các loại thực phẩm sẽ được nấu và trộn chung chúng với nhau. Mẹ thường sử dụng nước xương ninh, thịt cua…trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Điều này khiến bé được bổ sung quá nhiều chất đạm trong giai đoạn đầu tập ăn dặm. Bé sẽ béo trong giai đoạn này.
– ADTT không phân biệt các loại thực phẩm và độ thô của thức ăn theo từng giai đoạn ăn dặm của bé giống như ADKN hay BLW. Điều này ảnh hưởng tới khả năng ăn thô cũng như nhận biết được khẩu vị của bé.
– Bé sẽ được ăn với số lượng lớn, thường là 1 đĩa hay 1 bát bột. Với phương pháp ADKN hay BLW thì bé sẽ được tập ăn dặm với một lượng nhỏ, đôi khi là rất nhỏ để bé có thời gian làm quen với ăn dặm.
– Để bé ăn được nhiều, các mẹ thường bế bé đi ăn rong hay ép bé ăn.
Ưu điểm:
- Bé có thể ăn được một số lượng nhiều hơn ngay từ giai đoạn tập ăn dặm. Bé sẽ tăng cân tốt hơn.
- Dễ nhận được sự ủng hộ của gia đình.
- Tốn ít chi phí hơn, các món ăn dặm được chế biến đơn giản hơn
Nhược điểm:
- Bé được ăn thức ăn được xay nhuyễn khiến khả năng ăn thô của bé rất kém.
- Mẹ sẽ mất công khi cho bé ăn. Khi phải dỗ bé ăn, phải cho bé đi ăn rong…
- Do các loại thức ăn được trộn lẫn vào nhau khiến bé không thể cảm nhận được mùi vị từng loại. Điều này gây ra hiện tượng chán ăn, biếng ăn.
- Mặc dù đảm bảo về lượng thức ăn bé ăn được. Tuy nhiên, việc ép bé ăn cũng có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, bé bị khó tiêu, đầy bụng.
Đó là những đặc điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống. Nếu mẹ có thể kết hợp ADTT với ADKN hay BLW sẽ khắc phục được những nhược điểm của phương pháp ăn dặm này.
Hướng dẫn cho bé ăn dặm kiểu truyền thống đúng cách và khoa học
Khi cho bé ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ nên chú ý thêm tới các giai đoạn ăn dặm của bé với những chú ý dưới đây:
Giai đoạn 1: Giai đoạn bé tập ăn dặm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé 5,5 – 6 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để tập ăn dặm. Giai đoạn này, mẹ cần chuẩn bị 2 thứ cho bé là bột ăn dặm bán sẵn và máy xay cầm thay hay rây lọc.
– Bột ăn dặm có bán sẵn: Hiện có rất nhiều loại bột ăn dặm cho trẻ có bán sẵn cho bé ăn dặm từ 4 tháng tuổi. Có thể kể tới bột ăn dặm Heinz hay bột HiPP. Đây là 2 loại bột ăn dặm phổ biến nhất hiện nay. Các loại bột ăn dặm rất đa dạng về mùi vị, mẹ có thể đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé.
Các mẹ có thể sử dụng sữa công thức pha đúng tỷ lệ trộn với bột tạo thành món bột ăn dặm cho bé. Không nên pha quá đặc ngay khi mới tập ăn. Điều này có thể khiến bé bị nghẹn. Ngoài sữa công thức, mẹ cũng có thể luộc thịt để lấy nước dùng và đem trộn với bột ăn dặm.
Hãy bắt đầu cho bé ăn với một lượng vừa đủ 150ml – 220ml/bữa rồi tăng dần dần khi bé đã quen với việc ăn dặm 300 – 400ml/bữa.
– Rây lọc hoặc máy xay: Với tác dụng lọc hay xay nhuyễn thức ăn trước khi nấu các món ăn dặm cho bé. Các loại thực phẩm được luộc chín trước khi lọc hay xay nhuyễn. Chỉ nên cho một ít nước luộc vào.
Những lưu ý khi nấu bột ăn dặm cho bé trong giai đoạn này:
Với mỗi bữa bột của bé, mẹ cần đảm bảo lượng thức ăn sau:
- 200 ml nước
- Thịt/rau: 10gr, 1/2 lòng đỏ trứng gà. Nếu cho bé ăn lòng trắng sẽ khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu.
- 1 thìa cà phê dầu ăn. Cho dầu ăn khi mẹ đã tắt bếp và cho bột ăn dặm ra bát.
- Nếu cho bé ăn bột măn thì chỉ nên cho một chút nhỏ nước nắm thôi.
Khi nào bé lớn hơn thì mẹ có thể thay đổi lượng và độ thô của thức ăn.
Một số gợi ý cho các mẹ khi kết hợp các món ăn dặm kết hợp giữa thịt và rau như thịt lợn với bí đỏ, rau cải xanh với cá, rau mồng tơi, rau ngót với tôm, su hào với thịt gà…Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ không nên cho bé ăn một số loại thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng như cua, ốc, các loại cá lưng xanh…
Giai đoạn 2: cho bé 7 – 9 tháng tuổi ăn dặm
Giai đoạn này, bé sẽ được tăng độ đậm đặc của thức ăn, bé sẽ dần được chuyển sang ăn cháo tới khi bố mẹ ăn gì thì con ăn cái đó. Với 3 bữa bột mỗi ngày, thời gian đầu mẹ có thể đổi thành 2 bữa bột và 1 bữa cháo.
Cách nấu cháo như bình thường, mẹ chỉ cần dùng đũa khuấy để để hạt gạo chính vỡ ra. Mẹ không nên cho bé ăn cháo nguyên hạt ngay thời điểm đầu. Không nên nấu cháo quá đặc ngay thời điểm ban đầu. Mẹ hãy nếu cháo loãng một chút rồi tăng dần độ đặc của cháo lên.
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm ở giai đoạn này
– Mẹ nên chú ý tới lượng thực phẩm để nấu cháo ăn dặm cho bé như sau:
- 200ml nước
- 40gr thịt/rau
- Dầu ăn: 1 thìa cà phê
- Nước mắn: 1/2 thìa cà phê
Giai đoạn này, bé đã có thể ăn được một số loại thực phẩm như óc, tim lợn…Các mẹ có thể kết hợp loại thực phẩm này với các loại rau củ như cà rốt, su hào, khoai lang, khoai tây…rất tốt cho bé.
– Các loại thực phẩm mẹ không nhất thiết phải xay nhuyễn chúng. Mẹ hoàn toàn có thể băm nhỏ và nấu cháo cho bé ăn.
– Đây cũng là giai đoạn các bé thường mọc răng. Do đó, có thể bé sẽ quấy và không chịu ăn. Vì vậy, không nên ép bé ăn nhiều sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và tiêu hóa của bé. Mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn để bé được thoải mái hơn khi ăn uống.
Giai đoạn 3: Bé ăn dặm từ 9 – 12 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, bé sẽ được chuyển sang giai đoạn ăn cháo nguyên hạt, bé sẽ được làm quen dần với cơm và ngồi trong bàn ăn với các thành viên trong gia đình.
Hãy coi bé như một thành viên của bữa ăn gia đình. Mẹ hãy để bé ngồi ăn cùng vào giờ ăn của cả nhà. Cho bé ăn những gì mẹ ăn nhưng với lượng nhỏ và đảm bảo an toàn, tránh bé bị hóc. Mặc dù số lượng bé ăn không được là bao nhưng điều này sẽ tạo hứng thú và niềm vui trong ăn uống của bé. Giai đoạn này, bé đã dần bắt đầu thói quen cầm thìa và tự xúc ăn.
Về công thức nấu cháo cho bé trong giai đoạn này không có gì khác so với giai đoạn thứ 2, chỉ là tăng lượng theo nhu cầu ăn dặm của bé. Trong giai đoạn này, bé cũng đã có 6-8 chiếc răng, bé đã có thể nhai được. Vì vậy, mẹ có thể tập cho bé ăn cơm trong giai đoạn này. Cũng chỉ nên bắt đầu cho bé ăn cơm với một lượng nhỏ 1 – 2 thìa cơm trộn cùng thịt băm hay chan canh.
Giai đoạn này, bé cũng giảm khả năng bị nôn, trớ khi ăn trước đó. Các món cháo ăn dặm của bé mẹ có thể nấu đặc hơn chút hoặc có thể cho bé ăn cơm nát. Để có thể nấu cơm nát cho bé, mẹ có thể lựa chọn các loại gạo của Nhật với đặc điểm dẻo, thơm và dễ nấu hơn so với các loại gạo Việt.
Giai đoạn 4: Tập cho bé ăn cơm (12 tháng tuổi trở lên)
Giai đoạn này, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé 1/3 bát cơm canh hay trộn với thịt băm trước mỗi bữa cháo lúc trưa và tối. Cơm được nấu nguyên hạt, mẹ nên dùng thìa nghiền cơm nát, không nhất thiết phải nấu cơm nát cho bé. Mẹ có thể để bé tự cầm thìa ăn và khi cần tới sự giúp đỡ của mẹ, thì mẹ luôn sẵn sàng.
Sau khi được mẹ cho ăn cơm, bé có thể ăn thêm 1/2 bát cháo, vào khoảng 300 ml cháo. Lượng chào tùy vào nhu cầu ăn và dinh dưỡng của mỗi bé. Nếu bé không ăn, bé gạt tay, nhè thức ăn quá 3 lần thì mẹ không nên ép bé ăn nữa. Ngoài ra, mỗi bữa sữa bé cũng có thể ăn 120 – 160 ml sữa.
Việc chế biến các món ăn dặm trong thực đơn ăn dặm truyền thống có thể đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào thời gian của các mẹ. Các mẹ không có quá nhiều thời gian thường nấu cháo ăn dặm cho bé bằng cách nấu chung thịt, cá với cháo rồi đem xay nhuyễn. Còn các mẹ có nhiều thời gian cho bé hơn, điều kiện kinh tế tốt hơn thì các món ăn dặm không còn đơn giản, dễ làm nữa. Mà có thể sẽ là:
– Cháo mẹ nấu cho bé sẽ có chừng mực, việc xay nhuyễn cháo cũng nên chia theo cấp độ, theo tháng tuổi để bé có thể cải thiện khả năng ăn thô của bé.
– Không chỉ tập trung quá nhiều vào chất đạm, các món ăn dặm của bé cũng phải đảm bảo có rau củ đầy đủ, đặc biệt là các loại rau củ dễ ăn, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như cà rốt, bí đỏ…Phần nào nên cho bé ăn, cách luộc như thế nào tốt, có nên nêm gia vị cho các món ăn không, gia vị có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe và sự phát triển của bé…
– Các loại thịt hay cua, tôm, cá các mẹ cũng tìm hiểu rất kỹ về cách chế biến. Một số kinh nghiệm chia sẻ với các mẹ khi chế biến cá tôm, mẹ nên dùng tay bóp nát rồi nấu cho bé ăn thay vì việc lúc nào cũng đem tất cả bỏ vào máy xay xay nhuyễn. Điều này sẽ giúp khả năng ăn thô của bé được tốt hơn, bé không bị ngắn ăn hay biếng ăn đồng thời đảm bảo chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến.
Mặc dù có khá nhiều những ý kiến trái chiều xung quanh phương pháp ăn dặm này. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này là không thể phủ nhận. Bé ăn được nhiều hơn, bé tăng cân tốt hơn, dạ dày của bé sẽ không phải làm việc quá tải. Tuy nhiên, ADTT sẽ khiến khả năng ăn thô của bé không tốt, bé biếng nhai.
Ăn dặm là một quá trình, hành trình quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tìm hiểu những kiến thức, kinh nghiệm về ăn dặm sẽ giúp mẹ chủ động hơn, xây dựng thực đơn ăn dặm và cách chế biến món ăn khoa học, đảm bảo dinh dưỡng.