Nội dung bài viết
Bệnh hăm tã là căn bệnh khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng bởi nó làm cho trẻ đau rát khó chịu, khóc quấy. Bài chia sẻ này sẽ giúp các mẹ tìm hiểu thêm về bệnh hăm tã ở trẻ.
Bệnh hăm tã là gì?
Bệnh hăm tã là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ do cho trẻ mặc tã lâu. Đây không phải là bệnh nguy hiểm, khó chữa nhưng gây khó chịu cho trẻ em khi các vùng da tiếp xúc với tã sẽ bị hơi đỏ, mưng mủ, nặng hơn có thể bị nứt da. Vì vậy việc tìm hiểu về bệnh này cho phụ huynh rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh của bệnh này.
Hăm tã ở trẻ em là tình trạng phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 24 tháng tuổi trở xuống. Hiện tượng này gây khó chịu cho em bé, hơn nữa nếu hăm nặng sẽ khiến trẻ đau rát do bị mưng mủ, nứt da. Vào mùa đông hoặc thời tiết nóng ẩm càng dễ khiến bé gặp tình trạng hăm tã.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh hăm tã?
Nguyên nhân gây ra bệnh hăm tã chính là bởi làn da của bé rất mỏng manh, chưa có lớp bảo vệ nên dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh. Có thể nói rằng môi trường ẩm ướt là điều kiện tốt cho các vi khuẩn phát triển gây hăm tã. Các yếu tố làm gia tăng hiện tượng hăm ở trẻ sơ sinh:
- Hầu hết các trường hợp trẻ bị hăm tã là do là việc mặc tã, bỉm của bé như: mặc quá chặt hay ít thay bỉm, da bé bị kích ứng với chất liệu tã,…Mẹ không thường xuyên thay bỉm cho bé. Các enzyme có trong nước tiểu và phân ứ đọng trong bỉm, tã lót có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và gây kích ứng da bé gây tổn thương da dẫn tới tình trạng hăm tã.
- Trẻ có làn da quá nhạy cảm sẽ dễ bị tình trạng này hơn.
- Những hóa chất sử dụng cho bé như bột giặt, xà phòng, xả vải,… cũng là yếu tố gây kích ứng da dẫn đến hăm tã trẻ sơ sinh.
- Trẻ đi tiểu nhiều hay bị tiêu chảy cũng dễ bị hăm.
- Trẻ ăn nhiều thức ăn có tính axit như cam, chanh,… hay uống thuốc kháng sinh có nguy cơ bị hăm tã cao hơn.
- Do chất lượng tã, bỉm không tốt, bỉm thô ráp khiến da bé dễ dàng bị tổn thương khi tiếp xúc với bề mặt của bỉm. Da bé có nguy cơ bị trầy xước, bị mẩn đỏ dẫn tới tình trạng hăm tã.
Dấu hiệu nhận biết thông thường của bệnh hăm tã
Dấu hiệu thường gặp của bệnh hăm tã là vùng da hăm bị tấy đỏ và có mùi khai. Nếu nhìn thấy các vết đỏ ở vùng tã, đặc biệt là gần vùng hậu môn thì rất có thể bé đã bị hăm. Bệnh này có 5 cấp độ khác nhau từ lúc da ửng đỏ, căng da (thường sẽ tập trung nhiều ở vùng xung quanh hậu môn) cho đến có những vết đỏ đậm và nặng là bị loét, nứt da khiến bé bị đau rát khó chịu. Thông thường thì khi các mẹ phát hiện ra triệu chứng bệnh của bé thì bệnh đã ở cấp độ 3 rồi.
Các mẹ có thể dựa vào các triệu chứng bệnh hăm tã khác phía dưới đây để nhận biết bệnh ở trẻ:
- Da ở vùng mặc tã có mẩn đỏ nhiều và không lặn xuống.
- Sờ da bị hăm sẽ nóng hơn vùng da khác.
- Có xuất hiện vết loét đỏ khi bị hăm nặng.
Cách phòng tránh tình trạng bệnh hăm tã trẻ sơ sinh hiệu quả
Hăm tã không quá nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và khiến trẻ khó chịu, hay cáu gắt và bị đau rát. Nếu để nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày như vận động, ăn uống và ngủ không sâu, đặc biệt là sẽ bị nấm nếu không chữa kịp thời. Chính vì vậy, các bạn nên phòng ngừa hăm cho trẻ từ sớm bằng những cách sau đây:
- Mẹ nên chọn cho loại bỉm chống hăm tốt cho bé, bỉm mềm mại và có khả năng thấm nước cao để giữ cho vùng mông, đùi của trẻ luôn khô thoáng.
- Cha mẹ nên để ý và thay bỉm cho bé thường xuyên. Không nên để bỉm quá đầy dẫn đến ẩm ướt ở vùng mông của bé.
- Khi thay bỉm cho bé mẹ nên vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng và khô ráo rồi mới mặc bỉm mới cho bé.
- Cha mẹ cần tránh lạm dụng phấn rôm để làm khô vùng mông bởi vì loại phấn rôm này có thể làm bí lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn hoặc bị vấn đề về phổi nếu trẻ hít phải phấn quá nhiều.
- Cần tránh mặc tã quá chật cho bé để vùng mông của bé luôn được thông thoáng khí.
- Sử dụng các loại kem chống hăm tã sẽ giúp hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của chất thải đối với da bé.
- Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn size bỉm phù hợp với độ tuổi của bé để hạn chế tình trạng bỉm chật khiến trẻ khó chịu hoặc bỉm ngắn khiến chất thải có thể tràn ra ngoài.
Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ?
Vậy, trường hợp nào mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ để khám và điều trị? Nếu như tình trạng bệnh của bé không có tiến triển tại nhà, da bé không được cải thiện sau vài ngày điều trị tại nhà thì hãy thử nói chuyện với bác sỹ để nhận được những tư vấn tốt nhất mẹ nhé. Hãy cho con tới gặp bác sỹ khi:
- Trẻ có các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn hay bất thường.
- Tình trạng bệnh bị nặng hơn dù đã được điều trị tại nhà.
- Trẻ bị chảy máu, ngứa và chảy mủ.
- Khi trẻ đi tiểu, đi phân bị đau, bị bỏng rát.
- Xuất hiện những cơn sốt ở trẻ nhỏ.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng tránh của bệnh hăm tã. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích để giúp các cha mẹ chăm sóc cho trẻ tốt nhất. Chúc mẹ và bé có những giờ phút hạnh phúc bên nhau.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: