Nội dung bài viết
Có nhiều bé 4 tháng đã bắt đầu tập ăn dặm. Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Để giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé. Dưới đây sẽ là gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi đơn giàn, dễ làm cho các mẹ.
Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi
Giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm là từ 4 – 6 tháng tuổi. Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có bé phát triển sớm hơn thì 4 tháng bé đã có thể ăn dặm. Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm sớm khi bé có các dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm.
Trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé mà không loại thực phẩm nào có thể sánh bằng. Việc tập cho bé ăn dặm là giúp bé làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ đồng thời cung cấp thêm các nguồn dưỡng chất cần thiết khác cho bé.
Một số nguyên tắc khi cho bé tập ăn dặm
Cũng giống như các bé 5 tháng, 6 tháng tuổi tập ăn dặm. Đây đều là giai đoạn bé tập ăn dặm và mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Điều đầu tiên, hãy luôn đảm bảo cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức đầy đủ trong giai đoạn này.
- Hãy cho bé ăn các loại thức ăn từ loãng tới đặc dần, các thức ăn mềm, bé dễ tiêu để bé có đủ thời gian làm quen với thức ăn. Hạn chế các loại thực phẩm có độ thô, nguyên hạt…
- Các bé biếng ăn, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn.
- Hãy lên thực đơn ăn dặm một cách chi tiết nhất.
- Việc đa dạng các loại thực phẩm, đa dạng thực đơn ăn dặm, thay đổi các loại thực phẩm theo bữa hay ngày sẽ giúp kích thích vị giác phát triển
- Cung cấp thêm cho bé ăn kém, biếng ăn, chậm tăng cân các loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu đạm như sữa mẹ, sữa công thức, trứng, thịt, cá…
- Bổ sung thêm các loại vitamin, chất xơ từ các loại rau, củ cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi Tổng hợp danh sách 9 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật phổ biến và tốt nhất cho bé hiện nay… |
Nguyên tắc về thực đơn ăn dặm của bé
Với các bé tập ăn dặm, số lượng bữa ăn dặm của bé sẽ phụ thuộc vào thể trạng của bé, phương pháp ăn dặm mà mẹ chọn cho bé. Đồng thời mẹ cần cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức đầy đủ. Mẹ có thể cho bé bú 3-4 lần/ngày kết hợp với 1 -2 bữa cháo bột/ngày và sau đó có thể tăng dần số bữa khi bé được gần 1 tuổi.
Mặc dù mẹ có cho bé ăn dặm mấy bữa một ngày đi chăng nữa thì mẹ vẫn phải đảm bảo trong thực đơn ăn dặm của bé có chứa đầy đủ các nhóm dưỡng chất sau:
– Nhóm đường bột: Mẹ có thể chọn gạo tẻ. Không nên chọn gạo nếp hay các loại hạt khiến bé khó ăn và khó tiêu hóa.
– Nhóm chất đạm: Thực phẩm gợi ý cho mẹ là thịt nạc, lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra, khi bé được 7 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại tôm, cua hay thịt bò…Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi . Chắc chắn những kiến thức này sẽ là không thừa đối với các mẹ.
– Nhóm chất béo: Mẹ có thể dùng cả dầu thực vật và dầu động vật cho bé như đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi. Giúp cung cấp cho bé nhiều năng lượng, hỗ trợ phát triển não bộ, giúp quá trình hấp thu vitamin được tốt hơn. Bé dễ nuốt hơn.
– Nhóm vitamin và chất xơ: Có nhiều trong các loại rau, củ, quả tươi rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Không nên cho bé ăn nhiều bởi giá trị năng lượng từ nhóm thực phẩm này là không cao. Các mẹ mới ăn dặm nên bắt đầu với một lượng nhỏ bằng 1 thìa 5 ml.
Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi tham khảo cho các mẹ
Trẻ 4 tháng ăn dặm, mẹ có thể tham khảo một số thực đơn ăn dặm dưới đây.
1. Các loại nước ép
1.1 Nước ép cam, quýt tươi
– Nguyên liệu chuẩn bị:
- Cam, quýt tươi
- Đường trắng và nước ấm với lượng vừa đủ
– Cách chế biến: Quả cam, quýt đem rửa sạch, chia nửa và cho vào máy ép lấy nước. Tiếp đó cho thêm chút nước ấm và đường để khuấy đều.
1.2 Nước ép cà chua
– Nguyên liệu chuẩn bị:
- Quả cà chua tươi
- Nước ấm và đường trắng
– Cách chế biến: Cà chua rửa sạch, đem trần qua với nước sôi để giảm độ hăng rồi bóc vỏ, bỏ hạt và ép lấy nước. Tiếp đó cho đường trắng và nước vào rồi khuấy đều.
2. Các loại bột
2.1 Bột rau củ
– Nguyên liệu chuẩn bị:
- 50 – 100 gr rau củ như bí đỏ, cà rốt, bông cải…tươi
– Cách nấu món bột bí đỏ:
- Bí đỏ đem luộc chín, rớt ra và đem tán nhuyễn
- Cho nước vào bột rồi nấu chín.
- Tiếp đó cho bí đỏ vào, khuấy đều ở ngọn lửa nhỏ.
- Cho thêm một chút dầu ăn và đợi bột bớt nóng là có thể cho bé ăn.
2.2 Bột trứng cà rốt
– Nguyên liệu chuẩn bị:
- 10gr bột gạo
- 1/2 lòng đỏ trứng gà (khoảng 15 gr)
- 20gr cà rốt
- 5gr dầu thực vật
- 200 ml nước
– Cách nấu:
- Cà rốt rửa sạch đen nấu chín và xay nhuyễn.
- Lòng đỏ trứng gà đánh đều
- Cho 10gr bột vào nước và khuấy tan đều rồi cho trứng, đường và phần nước còn lại vào và đun ở ngọn nhỏ lửa. Khuấy đều tan tới khi bột chín và cho bột ra bát ăn dặm. Mẹ có thể cho thêm một thìa cà phê dầu và trộn đều để bé dễ ăn hơn.
2.3 Bột gạo heo và bông cải xanh
– Nguyên liệu chuẩn bị:
- 10gr bột gạo
- 20gr gan heo
- 20gr bông cải xanh
- 200ml nước
Cách nấu:
- Bông cải xanh đã được rửa sạch đem thái nhỏ, băm hay xay nhuyễn.
- Gan heo xay nhuyễn và đem khuấy đều với 30ml nước lạnh.
- Bột gạo đem hòa tan với một chút nước
- Gan được nấu chín cùng với phần nước còn lại, đem bông cải xanh đã được xay nhuyễn cùng với bột gạo đã được hòa tan vào khuấy đều tới khi bột chín.
- Cho bột ra bát ăn dặm, mẹ có thể cho thêm một thìa cà phê dầu ăn và trộn đều.
Độ tuổi bắt đầu tập ăn dặm thường sẽ là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bé tạp ăn dặm sớm hơn khi mà bé mới được 4 hay 5 tháng tuổi. Khi bé tập ăn dặm, mẹ hãy luôn ghi nhớ rằng, ăn dặm sẽ chỉ là các bữa phụ. Để bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện, mẹ cần kết hợp cho bé bú mẹ hay sữa công thức với thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi. Bé được bú mẹ càng lâu sẽ càng phát triển khỏe mạnh, an toàn hơn.
Để hành trình ăn dặm của bé đạt được kết quả tốt nhất, mẹ hãy xem thêm những kiến thức về ăn dặm khác cho bé được blog chia sẻ theo chuyên mục ăn dặm. Hãy đón xem các mẹ nhé.