Nội dung bài viết
- Khi nào nên cai sữa cho bé?
- 1. Thời điểm bé có thể ngồi thẳng, tự do chơi đùa.
- 2. Khi bé chuyển sang thích các thức ăn rắn, cơm nhão, cháo
- 3. Khi bé nói được thêm 2 – 3 từ ngoài từ bố, mẹ hoặc khi bé đã có thể nói được một câu ngắn
- 4. Mặc dù đã được bú no sữa mẹ nhưng bé vẫn có những biểu hiện không hài lòng
- 5. Khi bé có khả năng nhận biết và ấn tượng với màu sắc
- 6. Khi bé đã có thể leo lên hay leo xuống cầu thang
- Cách tiến hành cai sữa cho bé
Khi nào nên cai sữa cho bé? Đây có thể là câu hỏi mà hầu như tất cả các mẹ cho con bú đều quan tâm. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bé có thể cai sữa?
Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên các mẹ nên cho bé bú sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu và tiếp đó cho bé ăn kết hợp giữa sữa mẹ và thức ăn thô cho đến khi nào bé được 1 tuổi.
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ nhỏ mà không một loại thực phẩm nào có thể sánh bằng. Nếu như cho bé cai sữa quá sớm chính là một thiệt thòi lớn đối với bé. Mẹ có biết rằng trong thành phần của sữa mẹ chứa các kháng thể có thể giúp bé phòng trống được các loại bệnh tật thường gặp ở trẻ nhỏ không?
Nếu như mẹ bổ sung cho bé những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ quá sớm sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém, trẻ sẽ rơi vào tình trạng bị thiếu hụt về dinh dưỡng.
Chính phủ Việt Nam cũng đã có quy định về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Theo chương II, điều 4 của Nghị định số 100/2014/NĐ-CP: Tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải đảm bảo những nội dung: “Hướng dẫn nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách, hợp lý nhất là thời điểm trẻ từ 07 tháng tuổi”.
Tuy nhiên, đa số các mẹ không thể đợi tới 24 tháng để cai sữa cho bé. Khi đó, mẹ hãy nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia, bác sỹ khoa nhi để có cách cai sữa cho bé hiệu quả mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé.
Khi nào nên cai sữa cho bé?
Mẹ hãy dựa vào một số những dấu hiệu dưới đây để xác định thời điểm nào cai sữa cho bé là phù hợp. Hãy cai sữa cho bé khi tình trạng thể chất của bé được đảm bảo.
1. Thời điểm bé có thể ngồi thẳng, tự do chơi đùa.
Thời điểm này, hệ vận động của các bé đã phát triển khá cứng cáp rồi. Bé hoàn toàn có thể cầm, nắm và chơi một số vật dụng đơn giản mà không cần tới sự giúp đỡ của ba mẹ, người thân. Không chỉ có vậy, thời điểm này hệ tiêu hóa của bé đã dần được hoàn thiện và có thể hấp thu được dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau không chỉ từ sữa mẹ.
Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn dặm kết hợp với uống sữa mẹ hay sữa công thức và bớt dần khẩu phần ăn từ sữa mẹ để cai sữa cho bé.
2. Khi bé chuyển sang thích các thức ăn rắn, cơm nhão, cháo
Khi bé được 1 tuổi, lúc đó bé sẽ thích cắn hay cho vào miệng bất kỳ những thứ nào mà bé đang được cầm, nắm,. Đây là thời điểm mà hệ tiêu hóa của bé đã phát triển, bé đã có khả năng nhai, nuốt.
Giai đoạn này bé sẽ cảm thấy tò mò khi nhìn thấy người khác ăn( ba mẹ có thể để bé ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình sẽ giúp bé phát triển trí tuệ tốt hơn). Bé bắt đầu muốn khám phá những món ăn thô có mùi vị hấp dẫn, khi đó có thể bé sẽ giảm dần đi sự hứng thú đối với sữa mẹ và chuyển sang các món ăn dặm đa dạng về màu sắc, hình thù vui nhộn, ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một điều là đồ ăn dặm không thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ được. Mẹ chỉ nên xem đó là món ăn bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé cho tới khi nào bé được 1 tuổi.
3. Khi bé nói được thêm 2 – 3 từ ngoài từ bố, mẹ hoặc khi bé đã có thể nói được một câu ngắn
“Mẹ bế”, “bố bế”…là những câu nói đơn giản của bé rất quen thuộc đối với ba mẹ trong giai đoạn này. Đây là thời điểm mà hệ thần kinh cũng như hệ thính giác của trẻ đã phát triển.
Giai đoạn này, mẹ cần đa dạng thực đơn của bé bằng một số món mới. Lượng sữa ngoài mà mẹ nên bổ sung cho bé là khoảng 500 – 600 ml mỗi ngày.
4. Mặc dù đã được bú no sữa mẹ nhưng bé vẫn có những biểu hiện không hài lòng
Đây là dấu hiệu cho thấy bé cần được mẹ bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn để có thể đáp ứng được hết nhu cầu về dinh dưỡng cho sự phát triển. Lúc này, sữa mẹ không còn đủ đối với khẩu phần ăn của bé, bé sẽ cần những loại thực phẩm đa dạng hơn, phong phú hơn và cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.
Tuy nhiên, không nên cai sữa cho bé trong giai đoạn mà bé mới tập ăn dặm (5-6 tháng). Bởi giai đoạn này, bé ăn dặm với mục đích chính chỉ là để làm quen với những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Do đó, cần kết hợp giữa việc cho bé ăn dặm và bú mẹ để có thể đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
5. Khi bé có khả năng nhận biết và ấn tượng với màu sắc
Mẹ có thể cai sữa cho bé bằng cách thay đổi màu sắc của đầu vú. Cách này chỉ thực sự hiểu quá khi mà bé đã bắt đầu có khả năng nhận biết và phân biệt được màu sắc. Khi mà bé cảm thấy sự khác biệt về màu sắc của núm vú, bé sẽ ngưng bú dần dần.
Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng những màu tự nhiên để thay đổi màu sắc núm vú chẳng hạn như sử dụng nghệ hay củ dền…để tạo màu.
6. Khi bé đã có thể leo lên hay leo xuống cầu thang
Độ tuổi này, trẻ đã khoảng 2 tuổi hoặc hơn 2 tuổi. Độ tuổi này được nhiều các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên cai sữa cho bé.
Không chỉ có vậy, việc cai sữa cho bé còn phụ thuộc vào lối sống, lịch làm việc của mẹ. Khi mẹ có thêm nhiều hoạt động mới trong cuộc sống hay khi mẹ cảm nhận thấy rằng bé không cần bú mẹ nữa, đây chính là lý do chính đáng để mẹ bắt đầu cai sữa cho bé.
Ngoài ra, khi mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm hay các bệnh lý liên quan tới bầu vú…thì cũng cần cai sữa cho bé.
Tóm lại: Không có một mốc thời gian chính xác nào nói rằng mẹ cần cai sữa cho bé. Việc cai sữa cho bé chỉ nên được tiến hành khi tình trạng thể chất của bé ổn định. Nếu mẹ cai sữa cho bé khi bé đang bị ốm, điều này sẽ khiến cho tình trạng sức khỏe của bé trở nên trầm trọng hơn rất dễ khiến bé bị còi xương, suy dinh dưỡng sau này.
Mẹ cần đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của bé khi cai sữa cho bé để vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho bé.
Cách tiến hành cai sữa cho bé
– Đầu tiên, mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm (nếu có) trước khi cai sữa cho bé.
– Khi mẹ tiến hành cai sữa cho bé, mẹ nên bắt đầu một cách từ từ thay vì ngừng cho bé bú hẳn. Mẹ hãy rút ngắn thời gian và cường độ cho bé bú để tránh những sang chấn bất lợi đối với tâm lý của trẻ sau này.
– Nếu đã bắt đầu ngưng không cho bé bú nữa thì mẹ cần kết hợp với việc cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa như sữa bột, sữa hộp hay các loại sữa công thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh…
– Đối với những món ăn dặm của bé, mẹ cần nấu thật mềm, nhỏ giống như cháo loãng hay bột, vừa đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé vừa loại trừ khả năng bị nghẹn hay hóc.
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày của bé thành nhiều bữa khác nhau.
– Hãy đa dạng các loại thực phẩm cho bé để tạo cảm giác hứng thú.