Nội dung bài viết
Việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai mắc bệnh tiêu chảy ở mức độ nặng. Khi đó, hãy thử tìm hiểu và áp dụng chế độ ăn BRAT, chế độ ăn giúp phục hồi triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Chế độ ăn BRAT là gì?
Chế độ ăn BRAT có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ khi sử dụng những loại thực phẩm nhẹ. Chế độ ăn BRAT đặc biệt phù hợp với các trường hợp bị tiêu chảy hay khi các mẹ bầu bị ốm nghén bởi:
- Chế độ ăn BRAT chứa các loại thực phẩm giúp cầm tiêu chảy, thực phẩm ít chất xơ, có thể làm rắn phân.
- Giúp bổ sung Kali bù đắp phần thiếu hụt về dinh dưỡng khi bị nôn và tiêu chảy nhiều.
Chế độ ăn BRAT sẽ bao gồm các loại thực phẩm như: Chuối – Cơm – Sốt Táo – Bánh Mỳ nướng (Banana – Rice – Apple – Toast)
Nên áp dụng chế độ ăn BRAT khi nào?
Hãy nhớ kỹ: Không nên áp dụng chế độ ăn BRAT khi bạn bị nôn cấp tính hay trong các trường hợp nghiêm trọng. Chỉ khi triệu chứng bệnh đã được cải thiện thì mới nên áp dụng chế độ ăn BRAT này. Khi đó, hãy ăn từng miếng nhỏ để giúp dạ dày có thể dễ dàng thích nghi rồi mới tăng dần số lượng từ từ.
Chế độ ăn BRAT phù hợp với ai?
Chế độ ăn BRAT có thể áp dụng đối với cả người lớn và trẻ nhỏ mắc triệu chứng đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Mặc dù vậy, không nên lạm dụng chế độ ăn này mà áp dụng cho người lớn và trẻ nhỏ trong một thời gian dài bởi lúc đó, cơ thể chúng ta sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng > sức khỏe sẽ không được đảm bảo (Protein, Calorie và các loại Vitamin – khoáng chất khác).
Nếu áp dụng chế độ ăn BRAT trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Lúc đó, việc phục hồi tình trạng suy dinh dưỡng còn khó khăn hơn rất nhiều lần.
Thời gian áp dụng chế độ ăn BRAT?
Chỉ nên áp dụng chế độ ăn BRAT trong vòng 1 – 2 ngày. Mọi người có thể bắt đầu ăn lại các loại thức ăn thông thường dần dần kết với với các loại rau củ và trái cây. Trong trường hợp bạn bị sốt, phân đi bị dính máu, các triệu chứng mất nước và tiêu chảy kéo dài quá 3 ngày. Hãy tới gặp bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời và dừng ngay chế độ ăn BRAT nhé.
Nên và không nên ăn những loại thực phẩm nào?
Khi bị tiêu chảy, mọi người sẽ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Khi đó, hãy:
– Uống nhiều nước điện giải, uống nhiều chất lỏng: Nếu bị nôn, hãy uống nhiều nước điện giải như Pedialyte thay vì ăn những loại thực phẩm dạng rắn. Khi triệu chứng nôn chấm dứt, bạn có thể uống nước hầm xương, các loại nước ép hay trà mật ong…Nên uống từng ngụm nhỏ và uống giữa các bữa ăn. Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng.
– Những loại thực phẩm cần tránh: Khi đang áp dụng chế độ ăn BRAT, mọi người nên hạn chế những loại thực phẩm như: Đường, sữa, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt nhiều chất xơ, trái cây khô hay những loại thực phẩm giàu chất béo, các món ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ…
– Những loại thực phẩm có thể thay thế cho chế độ ăn BRAT: Ngoài Chuối – Gạo – Táo – Bánh Mỳ, mọi người cũng có thể lựa chọn các loại thực phẩm như: Loại ngũ cốc ít chất xơ, trái cây mềm, đậu phụ, trứng, rau – củ – quả (Bí, khoai tây, khoai lang…) được nấu chín hoặc ăn Soup….để thay thế cho chế độ ăn BRAT.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chế độ ăn BRAT giúp phục hồi triệu chứng tiêu chảy. Mong rằng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp mọi người điều trị triệu chứng tiêu chảy hiệu quả, kịp thời.