Nội dung bài viết
Bệnh ngoài da là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Lý do bởi da trẻ khá mỏng manh, dễ bị tổn thương dưới tác động của môi trường. Chính vì thế, cha mẹ cần có kiến thức về các bệnh này nhằm mang đến sự phòng bị, điều trị tốt nhất cho con trẻ. Vậy các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất là gì, các thông tin cơ bản của bệnh ra sao?
Tổng hợp các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất
Dưới đây sẽ là tổng hợp 5 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và cách điều trị, cách phòng bệnh. Các mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
1. Bệnh chốc lở
Một trong các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất. Đây là căn bệnh rất dễ xảy ra những biến chứng nguy hại nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh chốc lở ở trẻ là một loại nhiễm khuẩn dạng nông trên da của trẻ. Chúng là những mụn mủ, bọng nước, mụn bong vẩy chảy tiết dịch có màu nâu. Chúng có các loại như chốc không bọng nước mà có mủ, chốc bọng nước và cuối cùng là chốc loét.
Điều trị bệnh
Chốc lở được điều trị đơn giản với thuốc sát trùng hoặc kháng sinh dạng bôi. Cụ thể, người bệnh sẽ được kê thuốc sát trùng như hydrogen, povidone iodine nhằm ngăn chặn việc nhiễm trùng nặng, lây lan của vết bệnh. Đôi khi, trẻ bị chốc lở cũng được kê thuốc mỡ kháng sinh nhằm bôi tại chỗ, thông thường là dùng acid fusidic.
Cách phòng tránh bệnh
Chốc lở hoàn toàn có thể phòng tránh bằng một vài điều nho nhỏ như sau:
- Tránh tiếp xúc người bệnh bởi chốc lở là bệnh có khả năng lây lan cao.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh vào lỗ mũi
- Sử dụng sữa tắm dạng diệt khuẩn cho việc tắm gội mỗi ngày.
2. Rôm sảy – bệnh ngoài da dễ đến với trẻ vào mùa hè
Bệnh ngoài da tiếp theo thường thấy ở trẻ nhỏ chính rôm sảy. Đây là căn bệnh dễ gặp vào mùa hè, chúng không quá nguy hại nhưng dễ làm trẻ khó chịu, quấy khóc.
Rôm sảy là hiện tượng da bị viêm, xuất hiện các vết mụn nhỏ có màu hồng. Mụn mọc đan xen khiến da đỏ dần, khó chịu. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là hiện tượng tuyến mồ hôi bị ứ đọng, tuyến bã nhờn bị bịt kín do bẩn gây lên.
Rôm sảy thường đến vào mùa hè, khi thời tiết nóng, mồ hôi trẻ đổ nhiều, dễ gặp ở giai đoạn trẻ sơ sinh đến 3 tuổi, khi ống tuyến mồ hôi chưa thực sự phát triển hoàn thiện. Rôm sảy thường tự hết mà không quá nguy hại.
Cách điều trị và phòng tránh rôm sảy
Rôm sảy dễ gặp nhưng không quá khó khi điều trị và phòng tránh. Cha mẹ có thể lưu một vài cách như sau:
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng, quần áo vải cotton thấm hút mồ hôi tốt
- Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ
- Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, chăn màn cho trẻ
- Nên bật điều hòa hay quạt phù hợp với thời tiết tránh để trẻ đổ mồ hôi quá nhiều
- Sử dụng sữa tắm phù hợp với làn da trẻ, tuyệt đối không dùng sữa tắm người lớn.
- Bôi phấn rôm cho trẻ sau khi tắm sạch khoảng 5 phút.
- Không nên cho bé tắm nước lã, nếu tắm phải rửa sạch và nấu loãng.
3. Mụn nhọt ở trẻ
Một trong các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp tiếp theo chính là mụn nhọt. Mụn nhọt ở trẻ thực ra là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra tại các nang lông. Mụn ban đầu chỉ là vết chấm nhỏ, màu đỏ, sau dần phát triển to dần, sưng gây mủ. Mụn nhọt có thể khiến trẻ có những biến chứng nguy hại như sốt, viêm phổi….
Phòng và điều trị bệnh
Mụn nhọt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, cách điều trị tốt nhất mẹ nên cho trẻ thăm khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trẻ sẽ được dùng kháng sinh, chống viêm, tiêu viêm để loại bỏ hoàn toàn mụn và giảm biến chứng.
Cách phòng mụn nhọt của trẻ được kể đến như:
- Hạn chế tối đa tình trạng trẻ bị muỗi, côn trùng đốt gây những tổn thương đến da.
- Luôn giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, chăn chiếu nhà cửa được giặt sạch để hạn chế vi khuẩn hình thành.
4. Viêm da do tã lót
Viêm da do tã lót hay còn gọi là hăm tã, đây là hiện tượng dễ gặp ở trẻ đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi.
Hăm tã chính là hiện tượng viêm da ở vùng mặc tã gây lên. Điều này tạo ra những mảng da bị ửng đỏ, nếu nặng có thể mọc mụn li ti gây ngứa ngáy khó chịu.
Hăm tã gây lên do trẻ dị ứng chất liệu tã, da kích ứng do tã bị khô ráp. Đôi khi do tã của trẻ gây bí dính do quá ướt.
Cách điều trị hăm tã
Hăm tã có thể tự khỏi khi vệ sinh sạch, dừng đóng tã. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng một vài kem bôi hăm tã hiệu quả như: Biolane, Bepanthen, Sanosan, Sudocrem.
Cách phòng tránh hăm tã
- Thay tã bỉm thường xuyên cho bé (trung bình 4 tiếng/1 lần là tốt nhất).
- Luôn giữ cho mông và bẹn bé khô thoáng, sạch sẽ
- Rửa và vệ sinh vùng mông, bẹn sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện bằng khăn ướt, nước ấm.
- Lựa chọn loại tã bỉm không gây dị ứng, không chứa chất kích ứng da.
- Bôi kem chống hăm trước khi mặc tã bỉm cho trẻ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Bỉm nào chống hăm tốt cho bé | Cách chọn bỉm chống hăm cho bé trong mùa đông
- Tổng hợp những cách trị hăm tã cho bé ba mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà
5. Mụn sữa
Mụn sữa là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh. Đây là căn bệnh khá lành tính mà có tới 20% trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi gặp phải.
Mụn sữa đơn giản là hiện tượng trên da của bé đặc biệt trên mặt xuất hiện các mụn nhỏ li ti có màu trắng sữa. Mụn sẽ xuất hiện khi trẻ vừa lọt lòng hoặc sau đó một thời gian. Mụn sữa có thể tự mất đi sau 3 – 4 tuần xuất hiện.
Cách phòng và trị bệnh
Mụn sữa chưa có bất cứ thuốc đặc trị nào và chúng không được khuyến cáo về mức độ nguy hiểm. Để nhanh khỏi bệnh mẹ nên giữ da trẻ luôn ẩm, không bị khô, giữ vệ sinh sạch sẽ chống bụi bẩn, vi khuẩn.
Trên đây là các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất mà mẹ nên biết. Mỗi loại bệnh đều có dấu hiệu, cách điều trị hay phòng tránh khác nhau. Tuy nhiên, một lưu ý mẹ nhất định không nên bỏ qua chính là giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và cơ thể bé nhằm tránh bệnh ngoài da cho trẻ tốt nhất.