Nội dung bài viết
Hăm tã là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ trong độ tuổi 8 – 12 tháng tuổi khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu. Để giúp các mẹ có thể tìm ra cách trị hăm tã hiệu quả và an toàn cho bé thì trong nội dung chia sẻ hôm nay, mẹ hãy cùng Blog Mẹ Yêu Con tìm hiểu 6 cách trị hăm tã hoàn toàn tự nhiên, hiệu quả và an toàn cho bé mẹ nhé.
Hăm tã là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách trị hăm tã, các mẹ hãy cùng Blog tìm hiểu lại về triệu chứng hăm tã ở trẻ nhỏ để hiểu rõ, hiểu chi tiết hơn về tình trạng này nhé.
Hăm tã hay còn gọi là phát ban tã là hiện tượng mà vùng da của mặc tã của bé bị phát ban, thường gặp ở trẻ 8 – 12 tháng tuổi. Độ tuổi mà chế độ ăn của bé có nhiều sự thay đổi khi không đơn thuần chỉ còn là sữa mẹ. Điều này khiến cho thành phần hoá học trong phân và trong nước tiểu của bé cũng thay đổi. Khi bé bị hăm tã, mẹ có thể dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện sau:
- Quan sát thấy vùng da được quấn tã và vùng da quanh bộ phận sinh dục của bé bị tấy đỏ, bé cảm thấy rát kèm theo có mùi khai. Vết tấy đỏ này sẽ kéo dài từ hậu nên rồi sau đó lanh nhanh đến phần mông và phần đùi của bé.
- Trong những trường hợp hăm tã nặng, da bé sẽ chuyển từ tấy đỏ sang loét, có chảy nước, chảy máu và có mủ khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu.
- Khi đó, bé sẽ bị đau mỗi lúc đi ngoài, bé khó chịu sẽ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, chán ăn dẫn tới sút cân, thiếu cân.
Và nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã có khá nhiều nhưng nguyên nhân chính vẫn là do phân, do nước tiểu trong bỉm đọng lại quá lâu hay do cách mẹ sử dụng bỉm cho bé không đúng (mẹ mặc bỉm cho bé khi chưa lau khô da) hay do da bé bị kích ứng với chất liệu của miễng tã, hay do loại tã không tốt, mẹ quấn tã quá chặt hay trong trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài…
Vậy làm thế nào để trị hăm tã ở trẻ nhỏ một cách hiệu quả và an toàn cho bé?
#7 cách trị hăm tã hoàn toàn tự nhiên và an toàn cho bé
Để có thể khắc phục nhanh và giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, mẹ có thể tham khảo 6 cách trị hăm tã bằng các thành phần hoàn toàn tự nhiên dưới đây, chắc chắn sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt.
1. Trị hăm tã bằng dầu dừa
Đây được xem là cách trị hăm tã tự nhiên được nhiều mẹ tìm hiểu và áp dụng nhất. Dầu dừa với đặc tính kháng viêm, giúp giảm viêm da và giúp xoa dịu tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ rất hiệu quả nên được xem là một loại “thuốc tự nhiên” có thể giúp điều trị hăm tã hiệu quả.
Về tính an toàn: Về cơ bản, dầu dừa khá an toàn cho làn da yếu ớt của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ có thể bị dị ứng với dầu dừa gây ra các phản ứng khó chịu cho bé như nổi mẩn ngứa, kích ứng da, phát ban…Bởi vậy khi sử dụng dầu dừa trị hăm tã cho bé mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng của bé mẹ nhé.
Cách thực hiện: Cách trị hăm tã bằng dầu dừa rất đơn giản, mẹ chỉ cần thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị hăm của bé. Dầu dừa sẽ có tác dụng làm dịu và giúp da bé trở lên mềm mại và ẩm hơn. Tuy nhiên, trước khi thoa dầu dừa cho bé, mẹ nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng và nên dùng dầu dừa nguyên chất sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
2. Trị hăm tã bằng sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và tối ưu nhất cho bé dưới 1 tuổi mà còn cung cấp miễn dịch bảo vệ mà không sản phẩm nào có được. Và trong trường hợp bé bị hăm tã, mẹ sẽ không cần dùng tới bất kỳ loại kem chống hăm hay loại phấn rôm nào mà chỉ cần nhỏ vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị hăm của bé và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã.
Sữa mẹ có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch da từ đó giúp giảm triệu chứng hăm tã ở trẻ nhỏ rất nhiệu quả. Mẹ áp dụng cách này vài lần là sẽ thấy được sự hiệu quả rõ rệt.
3. Trị hăm tã bằng giấm
Nước tiểu con người có tính kiềm, khi được tiếp xúc với da trong một thời gian dài mà ba mẹ không thay tã đúng thời điểm cho bé sẽ khiến da bị bỏng, dẫn tới hiện tượng hăm tã, phát ban tã. Để điều trị triệu chứng hăm tã, mẹ có thể sử dụng giấm để trung hoà, giúp cân bằng lại độ pH.
Cách thực hiện: Cho nửa chén giấm vào xô nước sạch và ngâm tả vải cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho 1 thìa cà phê giấm trắng vào nước và sử dụng dung dịch này để lau vùng da bị hăm tã cho bé khi thay tã.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng giấm táo pha loãng cùng một nửa cốc nước, nhẹ nhàng lau nước giấm táo loãng lên vùng da bị hăm của bé bằng một chiếc khăn mềm. Với thành phần có chứa chất kháng khuẩn giúp chống và điều trị hăm tã khá hiệu quả.
4. Trị hăm tã bằng bột yến mạch
Không chỉ là một loại thực phẩm rất tốt cho bé ăn dặm với yến mạch. Yến mạch với thành phần dinh dưỡng chứa nhiều Protein có tác dụng làm dịu và bảo vệ da bé một cách hiệu quả. Thành phần hợp chất saponin trong Yến mạch có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông giúp điều trị hăm tã hiệu quả.
Cách thực hiện: Hãy cho một muỗng canh Yến mạch khô vào nước tắm của bé và cho bé ngâm mình trong khoảng 10 – 15 phút rồi tắm lại bằng nước sạch cho bé. Nếu bé bị hăm tã nặng thì hãy tắm cho bé 2 lần/ngày sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
5. Trị hăm tã bằng lô hội (nha đam)
Lô hội là một loại thảo dược tự nhiên có tính chống viêm, giảm đau, khấng khuẩn và ức chế nấm men sinh sôi. Ngoài ra, với thành phần giàu Vitamin E có tác dụng trị hăm tã rất hiệu quả.
Cách làm: Cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da hăm tã của bé rồi để khô tự nhiên trước khi mặc tã cho bé.
Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần phải mua được lá lô hội ở những địa chỉ uy tín, không thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản.
6. Trị hăm tã bằng dầu tràm trà
Dầu tràm trà với đặc tính khử trùng, kháng khuẩn nên được các mẹ sử dụng để trị hăm tã cho bé khá hiệu quả.
Cách thực hiện: Pha 3 giọt dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa nên vùng da bị hăm tã của bé. Sau vài ngày áp dụng chắc chắn mẹ sẽ nhận thấy vùng da bị tổn thương của bé đang dần lành lại.
7. Trị hăm tã cho bé bằng hoa cúc xu xi
Hoa cúc xu xi có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nấm cùng hoạt chất làm lành tốt, được đánh giá là tốt hơn cả nha đam nên khả năng điều trị hăm tã ở trẻ nhỏ là rất tốt.
Cách thực hiện: Mẹ có thể sử dụng hỗn hợp dầu hoa cúc xu xi và dầu oliu đã qua chế biến để bôi lên vùng da bị hăm tã ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng trong trường hợp bé đang bị nấm mẹ nhé. Ngoài ra, có một số bé sẽ bị dị ứng với cúc xu xi bởi vậy mẹ nên cho một chút dầu nên da bé trước để xem bé có bị dị ứng không nhé.
Ngoài những cách điều trị hăm tã hoàn toàn tự nhiên trên, các mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số bài thuốc dân gian trị hăm tã khác từ lá trầu không, lá khế, lá chè xanh, lá cây mã đề, búp ổi non.
Một số lưu ý khi điều trị hăm tã cho trẻ sơ sinh
Để không khiến tình trạng hăm tã của bé trở nên trầm trọng hơn, mẹ cần lưu ý tới một số điều sau:
- Không vội vàng sử dụng phấn rôm để điều trị hăm tã cho bé khi nhận thấy bé có các dấu hiệu hăm tã bởi phấn rôm có thể kích thích làn da nhạy cảm của bé, có thể làm chậm quá trình chữa lành bệnh thậm chí còn tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
- Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để vệ sinh (lau, rửa) cho bé bởi mùi hương từ chúng có thể gây kích ứng da, khiến tình trạng hăm tã trở nên nặng lơn.
- Không sử dụng những loại khăn ướt có chứa propylene glycol để rau sạch da cho bé bởi chúng rất dễ gây kích ứng da và giúp vi khuẩn lây lan.
- Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men của người lớn cho bé. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Khi nào cần đưa bé tới gặp bác sĩ
Nếu bé gặp một số vấn đề sau, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra, tư vấn và điều trị kịp thời.
- Tình trạng hăm tã của bé vẫn không có dấu hiệu được cải thiện dù mẹ đã cố gắng hết sức.
- Tình trạng hăm tã của bé ngày càng nặng hơn, mẹ kiểm tra thấy xuất hiện mụn nước, mụn mủ hoặc hăm tã đã lan sang những vùng da khác.
- Sức khoẻ bé không được tốt, bé có dấu hiệu bị sốt, kích động nhiều, lơ mơ và không ăn uống được.
- Ngoài ra, nếu vùng hăm tã chỉ xuất hiện quanh khu hậu môn của bé thì rất có thể là bé bị dị ứng với thức ăn.
Giải pháp giúp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh
Để giảm nguy cơ khiến trẻ bị hăm tã, cha mẹ hãy đảm bảo những việc làm sau:
1. Thay tã thường xuyên cho bé
Việc thay tã thường xuyên, đúng thời điểm cho bé sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh bởi nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã là do các enzyme có trong nước tiểu và phân ứ đọng trong bỉm, tã lót có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với da bé trong một thời gian dài gây kích ứng da b, khiến da bé bị tổn thương da dẫn tới tình trạng hăm tã.
Vậy có cách nào xác định bao lâu nên thay tã cho bé không? Cái này còn tuỳ vào loại bỉm, tã mà mẹ sử dụng cho bé có độ thấm hút và khả năng chứa đựng chất thải trong bỉm như thế nào. Đối với những loại bỉm tốt, bỉm chống hăm cho bé hiện nay như bỉm Merries, Huggies có thiết kế vạch báo thời gian giúp xác định thời gian cần phải thay bỉm cho bé. Hạn chế tối đa tình trạng hăm tã thường gặp ở trẻ nhỏ.
2. Luôn giữ ẩm cho làn da của bé được tốt nhất
Việc đảm bảo độ ẩm cho da trẻ em giúp hạn chế tình trạng hăm tã. Mẹ có thể tham khảo và sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm cho bé tốt hiện nay.
3. Sử dụng nước ấm, sạch để vệ sinh sạch sẽ khi thay tã cho bé
Đối với những vùng mặc tã của bé khi vệ sinh, mẹ nên sử dụng nước ấm và sử dụng khăn sạch lau nhẹ nhàng để tránh gây kích ứng da. Sau khi vệ sinh xong, hãy để da bé được khô thoáng trước khi đóng bỉm mẹ nhé.
4. Không nên mặc bỉm cả ngày cho bé
Thay vì đóng bỉm, tã cả ngày cho bé thì mẹ nên để cho bé có một khoảng thời gian thử giản mà không phải đóng bỉm. Điều này giúp cho phần da mang bỉm của bé được khô thoáng tự nhiên, giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên ngưng sử dụng bỉm cho bé nếu thấy bé có dấu hiệu kích ứng da cho mặc bỉm.
Mẹo: Để bé không tè ướt giường, mẹ có thể lót mộc chiếc khăn không thấm nước phía dưới rồi cho bé nằm lên.
5. Chọn mua cho bé một loại bỉm tốt
Bỉm quá chật, chất liệu bỉm khiến bé bị kích ứng da hay một loại bỉm có khả năng thấm hút kém…có thể là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã. Bởi vậy, hãy chọn cho bé một loại bỉm tốt, thông thoáng, có khả khả năng thấm hút, giúp giữ chặt chắt thải phía trong bỉm và chọn việc chọn bỉm phù hợp với độ tuổi, cân năng của bé là việc mẹ cần chú ý.
6. Sử dụng kem chống hăm tã tốt cho bé
Sử dụng kem chống hăm tã là một giải phát giúp ngăn ngừa và điều trị hăm tã hiệu quả, phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng kem chống hăm cho bé, mẹ cần chọn cho bé một loại kem chống hăm tốt, an toàn cho bé mẹ nhé.
Vậy là mẹ đã cùng Blog tìm hiểu khá chi tiết về hăm tã cũng như cách phòng và điều trị hăm tã hoàn toàn tự nhiên và an toàn cho bé. Mong rằng những mẹo nhỏ này sẽ giúp ích được cho các mẹ, chúc bé mau khỏi bệnh.